Chương 1 : Tổng quan về dịch vụ Ngân hàng điện tử
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước
3.3.2. Đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử
- Thương mại điện tử và dịch vụ NHĐT có mối liên hệ hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Chính phủ cần nâng cao nhận thức của tồn xã hội về thương mại điện tử thông
qua việc tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về thương mại điện tử một cách bài bản, khoa học. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử bằng cách xây dựng chương trình, giáo trình, đội ngũ giáo viên đủ cả về chất lẫn lượng, nhằm giảng dạy những kiến thức cơ bản và thiết thực về thương mại điện tử, tiến tới tổ chức đào tạo ở những bậc cao hơn về thương mại điện tử.
- Chính phủ cần thúc đẩy thực hiện đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Do thói quên sử dụng tiền mặt tại Việt Nam còn khá cao, là nguyên nhân hạn chế các phương thức thanh toán điện tử, từ đó làm chậm q trình phát triển thương mại điện tử và dịch vụ NHĐT. Vì thế, cần tuyên truyền quảng bá chủ trương không dùng tiền mặt sâu rộng đến các tầng lớp dân cư, đồng thời tăng cường công tác quảng bá thương mại điện tử, nâng cao nhận thức của người dân về những lợi ích của việc thanh toán qua ngân hàng và những rủi ro có thể gặp phải khi thanh tốn bằng tiền mặt. Các cơ quan như Kho bạc, Thuế, Hải quan, Bưu chính viễn thơng, Điện lực,… tích cực phối hợp với ngành ngân hàng đẩy mạnh việc chấp nhận việc sử dụng dịch vụ NHĐT để thanh tốn hóa đơn điện, nước, cước viễn thơng, kê khai và nộp thuế qua mạng…triển khai những dịch vụ điện tử để người dân dần dần có thói quen sử dụng các dịch vụ điện tử thay cho các loại hình dịch vụ truyền thống.