Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 33)

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín - Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank - Tên giao dịch: Sacombank

- Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

- Email: info@sacombank.com - Website: www.sacombank.com.vn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

 Năm 1991:

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập vào ngày 21/12/1991 theo giấy phép số 05/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và hoạt động theo Quyết định số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trên cơ sở chuyển đổi Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và hợp nhất ba tổ chức tín dụng Tân Bình – Thành Cơng – Lữ Gia. Khi đó, Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh, vốn điều lệ lúc bấy giờ là 3 tỷ đồng – một con số có lẽ rất khiêm tốn so với các ngân hàng TMCP khác.

 Năm 1996:

Sacombank là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia góp vốn.

Tập đồn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp 10% vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Cơng ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC, trực thuộc World Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005. Nhờ vào sự hợp tác này mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước ngoài.

 Năm 2006:

Sacombank là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng.

 Năm 2009:

Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổ phiếu vàng của Việt Nam. Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khốn TP.HCM, STB ln nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 Năm 2011:

Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương.

Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006- 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số 2413/QĐ-CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011.

 Năm 2012:

Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khốn TP.HCM (HOSE) cơng bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành

nhất trong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn của cổ phiếu STB trên thị trường.

 Năm 2013:

Sacombank được Tạp chí The Asset và Tạp chí International Finance Magazine (IFM) bình chọn là Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2013. Các giải thưởng này đã khẳng định uy tín, sức cạnh tranh nổi bật của Sacombank và chiến lược hoạt động hiệu quả của Sacombank qua các thời kỳ. Ngồi ra, đây cịn là năm Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internet Banking phiên bản mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Cùng với sự phát triển mạnh của các nghiệp vụ, bộ máy tổ chức và nhân sự của Sacombank ngày càng hoàn thiện, cơ cấu tổ chức ngày càng khoa học và hiệu quả hơn. Trình độ của cán bộ cơng nhân viên ngày càng nâng cao, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ. Về cơ cấu tổ chức, Sacombank có cơ cấu tổ chức như sau:

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sacombank

[Nguồn: Tổng hợp từ Website Sacombank]

Với cấu trúc về mơ hình tổ chức như Hình 2.1, bộ máy nhân sự của Sacombank đến ngày 31/12/2013 có 32 phịng ban, 01 hội sở, 01 sở giao dịch, 71 chi nhánh tại các tỉnh thành phố trên cả nước và một chi nhánh tại Lào, 341 phòng giao dịch trong nước, 02 phòng giao dịch tại Lào và một quỹ tiết kiệm. Ngoài ra

Đại hộ i đ ồn g cổ đơ n g

Ban kiểm sốt Hội đồng quản trị Ban điều hành Các phòng ban nghiệp vụ Các đơn vị kinh doanh Các công ty trực thuộc

tổng giám đốc của Sacombank bao gồm: tổng giám đốc, kế tốn trưởng và 19 phó tổng giám đốc. Hỗ trợ, tham mưu cho ban tổng giám đốc trong hoạt động điều hành và trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ ở từng phòng ban chi nhánh, đội ngũ quản trị viên cấp trung của Sacombank là 32 trưởng phòng/ban tại hội sở, giám đốc trung tâm dịch vụ khách hàng, giám đốc trung tâm đào tạo, giám đốc trung tâm kinh doanh tiền tệ phía bắc, giám đốc trung tâm thanh tốn và 71 giám đốc chi nhánh.

2.1.4. Tổ chức mạng lưới hoạt động của Sacombank

Sacombank phân bố mạng lưới hoạt động rất đồng đều và rộng khắp 3 miền, trong đó:

Bảng 2.1 Danh sách các chi nhánh ở các vùng miền

Khu vực (KV) Số lƣợng Chi nhánh

KV Thành phố Hà Nội 8

KV miền Bắc 13

KV Bắc Trung Bộ 8

KV Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 9

KV Đông Nam Bộ 6

KV Thành phố Hồ Chí Minh 17

KV Tây Nam Bộ 14

[Nguồn: Website www.sacombank.com.vn]

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank qua các năm

Trong bối cảnh đầy thách thức của năm 2013, mặc dù không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định của các chính sách kinh tế vĩ mơ và tình hình kinh tế khó khăn của sản xuất kinh doanh trong nước, nhưng bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, Sacombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: huy động, cho vay từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng tốt so với đầu năm, cơ cấu thu nhập cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng thu dịch vụ, lợi nhuận bám sát tiến độ, nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp; các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ số an toán đáp ứng theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Kết quả kinh doanh đó được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.2 Tổng hợp kết quả kinh doanh của Sacombank qua các năm (Đơn vị tính: Tỷ đồng) Các chỉ số Năm 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản 141.799 140.137 151.282 160.170 Tổng huy động 103.804 92.417 114.863 131.928 Tổng dư nợ 81.664 79.727 94.888 109.214 Tổng lợi nhuận 2.426 2.740 1.315 2.838

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

 Tổng tài sản:

Đến ngày 31/12/2013, tổng tài sản của Sacombank đạt 160.170 tỷ đồng, tăng 8.888 tỷ đồng, duy trì tốc độ tăng bình quân của 3 năm gần đây (tăng 5.9% so với đầu năm). Chất lượng tài sản được cải thiện tốt: Tài sản có sinh lời tăng tỷ trọng từ 86,4% lên 90%, chủ yếu là các khoản mục cốt lõi, ổn định với hệ khách hàng cá nhân phát triển mạnh.

 Tổng huy động:

Nhờ các chương trình thúc đẩy kinh doanh nhắm đến các đối tượng khách hàng đa dạng, huy động vốn tiếp tục tăng trưởng khả quan: đạt 131.928 tỷ đồng tại ngày 31/12/2013 (tăng 17.065 tỷ đồng, tăng 14,86% so với năm 2012). Tuy nguồn vốn huy động chỉ đạt 91,3% kế hoạch tăng trưởng nhưng so với tình hình chung của thị trường thì kết quả này rất đáng ghi nhận.

 Tổng dư nợ:

Mặc dù nên kinh tế đã có những chuyển biến khá tích cực trong các tháng cuối năm, nhưng chưa đủ đẩy nhu cầu tín dụng tăng cao như kỳ vọng. Đến ngày 31/12/2013, tổng dư nợ vay là 109.214 tỷ đồng , tăng 13,7% so với năm 2012. Trong đó, cho vay khách hàng là 107.848 tỷ đồng, đạt 71% kế hoạch tăng trưởng, tăng 14,6% so với năm 2012. So với tốc độ toàn ngành (12,5%) các chỉ số trên phản ánh sự nổ lực lớn của Sacombank.

 Tổng lợi nhuận:

Trong bối cảnh kinh tế đang đối diện với nhiều thách thức, Sacombank vừa khắc phục những khó khăn nội tại, vừa tham gia tích cực vào các chương trình đồng

nhằm phát triển kinh doanh, gia tăng năng suất lao động, đẩy mạnh cho vay phân tán, giảm chi phí điều hành để nâng cao hiệu suất, mở rộng thị phần theo định hướng ổn định – bền vững, kiểm soát, hạn chế nợ quá hạn mới, thu hồi triệt để các nợ quá hạn cũ, giảm thiểu chi phí dự phịng rủi ro. Vì thế, Sacombank đã đảm bảo các khoản thu nhập - chi phí như kỳ vọng:

Tổng thu thuần đạt 7.359 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2012. Trong đó, thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 2.683 tỷ đồng, bám sát tiến độ kế hoạch (102,8%). Tổng chi phí điều hành: đạt 3.858 tỷ đồng, giảm 0,8% so với năm 2012 và bằng 96,9% kế hoạch.

Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 2.838 tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm 2013, gấp 2 lần lợi nhuận trước thuế 2012.

2.2. Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại Sacombank

2.2.1. Thực trạng cho vay đối với DNNVV tại Sacombank

Qua đánh giá sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank, có thể thấy hoạt động tín dụng ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác về hoạt động tín dụng đối với DNNVV, tác giả tiến hành phân tích một số chỉ tiêu chất lượng tín dụng thơng qua hoạt động tín dụng chính tại Sacombank là hoạt động cho vay đối với DNNVV như sau:

2.2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV

Bảng 2.3 Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của DNNVV giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ đối với

DNNVV

27.738 33,97% 28.634 35,91% 29.516 31,11% 32.961 30,18% Dư nợ đối với

đối tượng khác

53.926 66,03% 51.093 64,09% 65.372 68,89% 76.253 69,82%

Tổng dƣ nợ 81.664 100% 79.727 100% 94.888 100% 109.214 100%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Sacombank tăng giảm khơng ổn định, giảm 2,37% năm 2011, tăng lên 19,01% năm 2012 và tăng 15,09% năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV của Sacombank thì khá ổn định và

liên tục tăng qua các năm, tăng 3,23% vào năm 2011, 3,08% vào năm 2012 và năm 2013 với mức tăng trưởng rất ấn tượng là 11,67%.

Xét về tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV so với tổng dư nợ của Sacombank cho thấy dư nợ đối với phân khúc khách hàng này ln duy trì ở mức trên 30%. Điều này cho thấy DNNVV là khách hàng tiềm năng và mục tiêu của Sacombank, bất kể đang ở giai đoạn phát triển nào, Sacombank cũng đều chú ý phát triển các loại hình cho vay đối với doanh nghiệp này để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và vai trị ngày càng quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế.

Từ năm 2010 đến năm 2013, dư nợ cho vay DNNVV không ngừng tăng lên, tuy nhiên cơ cấu về tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV trong các ngành, cụ thể như sau:

Bảng 2.4 Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng dư nợ đối với DNNVV 27.738 28.634 29.516 32.961

Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành nông, lâm, ngư nghiệp 10,92% 11,52% 7,90% 8,89% Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành công nghiệp xây dựng 39,17% 43,09% 34,32% 33,37% Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành thương mại dịch vụ 49,91% 45,39% 57,78% 57,74%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Cơ cấu về tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV trong các ngành có sự biến động thể hiện qua tỷ trọng các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 10,92% năm 2010 xuống còn 8,89% năm 2013; tỷ trọng dư nợ thuộc ngành công nghiệp xây dựng cũng giảm dần từ 39,17% năm 2010 xuống cịn 33,37% năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngành thươn mại dịch vụ lại tăng từ 49,91% năm 2010 lên 57,74% năm 2013. Điều đó cho thấy Sacombank chú trọng nhiều hơn đến loại hình cho vay các DNNVV kinh doanh ngành thương mại dịch vụ.

Sacombank luôn giữ vững định hướng kinh doanh nói chung và định hướng cho vay theo ngành nghề nói riêng. Qua các năm, các tỷ trọng này ln ở một tỷ lệ phù hợp với chính sách kinh doanh của Sacombank.

Hiện nay, số lượng các DNNVV càng lớn, quy mô hoạt động phát triển hơn, linh hoạt và làm ăn hiệu quả hơn trước. Do vậy, phân khúc khách hàng DNNVV hiện là mục tiêu kinh doanh của nhiều ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng ngồi quốc doanh.

2.2.1.2. Chỉ tiêu nợ có đảm bảo

Tài sản bảo đảm là điều kiện gần như bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi muốn quan hệ tín dụng với ngân hàng, đặc biệt là các DNNVV. Hiện nay Sacombank đã nới lỏng điều kiện này đối với các DNNVV trong trường hợp các doanh nghiệp này sản xuất kinh doanh có hiệu quả và có quan hệ tín dụng tốt, lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp được vay tín chấp hiện nay ở Sacombank phần lớn là những doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước có phương án vay vốn khả thi và hiệu quả.

Bảng 2.5 Dư nợ của DNNVV theo tài sản bảo đảm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ đối với DNNVV 27.738 100% 28.634 100% 29.516 100% 32.961 100% Dư nợ có tài sản bảo đảm 26.636 96,03% 26.202 91,51% 28.795 97,56% 31.939 96,90% Dư nợ khơng có tài sản bảo đảm 1.102 3,97% 2.432 8,49% 721 2,44% 1.022 3,1%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Căn cứ vào bảng thống kê chi tiết dư nợ có đảm bảo bằng tài sản ở trên cho thấy tỷ lệ phần trăm nợ có đảm bảo bằng tài sản trên tổng dư nợ của DNNVV tại Sacombank ln duy trì ở mức rất cao, bình quân trên 95%. Điều này phản ánh xu hướng của Sacombank là rất xem trọng tính an tồn của các khoản vay vốn, hạn chế thấp các loại nợ xấu phát sinh của khách hàng không xử lý được, nhất là đối với khách hàng DNNVV.

Hình 2.2 Tỷ lệ nợ có tài sản bảo đảm của DNNVV

Rõ ràng nền kinh tế trong nước đang trong giai đoạn khó khăn thì việc nâng cao tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm của các DNNVV là hết sức cần thiết. Bởi vì so với việc cho vay đối với các doanh nghiệp lớn thì khả năng trả nợ của các doanh nghiệp lớn khả thi và thực tế hơn với số vốn đầu tư vào dự án kinh doanh khá lớn và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, trong khi hoạt động kinh doanh của các DNNVV cịn đơn giản, ít chun nghiệp và dễ bị tổn thương khi nền kinh tế gặp khó khăn. Do đó, với việc tăng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm với các DNNVV thì Sacombank đã từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với khoản vay cho DNNVV, hạn chế nợ tồn đọng đồng thời tạo áp lực cho khách hàng phải kinh doanh hiệu quả, thận trọng trong quá trình vay vốn của mình.

2.2.1.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 2.6 Dư nợ DNNVV theo chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dƣ nợ đối với DNNVV 27.738 28.634 29.516 32.961 Nợ dưới chuẩn của DNNVV 11 0,04% 83 0,29% 130 0,44% 224 0,68% Nợ xấu của DNNVV (nhóm 3 – 5) 149 0,54% 166 0,58% 611 2,07% 484 1,47%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu rất quan trọng khi đánh giá chất lượng tín dụng bởi vì nợ q hạn càng cao thì chất lượng tín dụng của các khoản vay càng bị ảnh

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 2010 2011 2012 2013 96.03% 91.51% 97.56% 96.90% 3.97% 8.49% 2.44% 3.10% Tỷ lệ nợ có TSBĐ Tỷ lệ nợ khơng có TSBĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)