Định hƣớng phát triển chung và chiến lƣợc hoạt động của Sacombank đến năm 2020:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 74 - 77)

đến năm 2020:

Từ cuối năm 2012, Sacombank đã cho tiến hành rà soát và nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển đến năm 2020. Theo đó, chiến lược mới tái xác định mơ hình kinh doanh theo hướng ngày cáng giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và nâng cao hơn nữa tỷ trọng nguồn thu ngoài lãi. Định hướng gia tăng tần suất sử dụng sản phẩm dịch vụ (SPDV) của từng đơn vị khách hàng sẽ là chiến lược kinh doanh phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời chiến lượng quản trị điều hành cũng cần được nâng tầm để phục vụ cho quy mô hoạt động ngày càng lớn của Ngân hàng. Các nhóm mục tiêu và giảm pháp định hướng trong chiến lược phát triển Sacombank đến năm 2020 cũng có sự điều chỉnh thứ tự ưu tiên cho phù hợp.

3.1.1. Chiến lược tài chính

Đặt trọng tâm tái cấu trúc cơ cấu nguồn vốn và sủ dụng vốn theo hướng An toàn, Hiệu quả, Bền vững. Trong đó, đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt là tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cư, tập trung khai thác nguồn vốn trung dài hạn trong và ngoài nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. Tín dụng vẫn là lĩnh vực trọng yếu nhưng sẽ được san sẻ cho các mục đích khác để đa dạng khả năng sử dụng vốn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số chỉ tiêu định hướng 2014-2020:

- Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 16%/năm. - Vốn chủ sở hữu tăng trường bình quân 15%/năm.

- Huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng bình quân 16%/năm. - Cho vay khách hàng tăng trưởng bình quân 16%/năm.

- Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng bình quân 22%/năm.

Đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao làm nền tảng cho các nhóm chiến lược đạt được mục tiêu đề ra. Công tác tuyển dụng và đào tạo đặt trọng tâm cho hoạt động kinh doanh và hướng đến khách hàng. Ngồi chun mơn riêng, mỗi cá nhân được trang bị những kỹ năng cần thiết để làm hài long khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, dù mang vai trò hỗ trợ hay trực tiếp kinh doanh. Ngoài ra, Ngân hàng cũng nâng cao mức độ gắn kết với cán bộ nhân viên để tạo động lực gắn bó và phát triển cho mục tiêu chung.

3.1.3. Chiếc lược công nghệ

Tiếp tục góp phần tích cực đưa Sacombank thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại với các SPDV đa dạng và quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế qua hệ thống báo cáo quản trị (MIS) ngày càng chuyên nghiệp. Do đó, tiếp tục tăng cường hàm lượng cơng nghệ vào SPDV và gia tăng tiện ích cho khách hàng qua các SPDV thẻ và Ngân hàng điện tử hiện đại là một trong những giải pháp trọng tâm trong chiến lược cơng nghệ giai đoạn này. Song song đó, Ngân hàng cũng đề ra những giải pháp đẩy mạnh các dự án công nghệ hỗ tác nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên; đồng thời, tận dụng hạ tầng cơ sở dữ liệu hiện đại để quản trị điều hành cũng như kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả nhất.

3.1.4. Chiến lược kinh doanh

Linh hoạt và SPDV hiện đại – đa tiện ích là những yếu tố cốt lõi tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Sacombank. Tiếp tục định hướng bán lẻ với hoạt động cho vay phân tán nhằm đảm bảo rủi ro và gia tăng hiệu quả. SPDV mang tính đặc thù địa phương để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các phân khúc khách hàng tại từng vùng, miền nhằm đảm bảo đạt mục tiêu bình quân mỗi khách hàng sử dụng 5 SPDV. Chiến lược kinh doanh sẽ tập trung khai thác tối đa hiện quả trên từng đơn vị khách hàng, theo đó tăng dần tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập để đảm bảo cơ cấu thu hiệu quả, an toàn. Đồng thời, chiến lược maketing tập trung tiếp tục được đẩy mạnh hơn quan các kênh truyền thơng nội bộ và bên ngồi để quảng bá thương hiệu và văn hóa kinh doanh đặc thù của ngân hàng.

Theo hướng chuyển từ lượng sang chất với chiến thuật tập trung nâng cao chất lượng và quy mô cho từng điểm giao dịch hiện hữu nhằm củng cố thế mạnh tạo hiệu quả vững bền. Chiến lược “tập trung hóa” sẽ được triển khai tại các địa bàn trọng điểm lớn; song song đó, Sacombank tiếp tục chiến lược phát triển mạng lưới đến các địa bàn có tiềm năng kinh tế trong tương lai để mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đẩy mạnh các kênh giao dịch hiện đại (ATM, Internet banking, Mobile banking) để giab tăng tiện ích cho khách hàng và tạo thêm nguồn thu cho Ngân hàng.

3.1.6. Chiến lược quản trị điều hành

Chuẩn mực và tiệm cận thông lệ quốc tế là yếu tố tiên quyết để đảm bảo thực thi chiến lược phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Mơ hình tổ chức và kinh doanh toàn Ngân hàng được xây dựng đảm bảo phù hợp chuẩn mực quốc tế và theo đúng định hướng thống nhất về cơ cấu tổ chức – tập trung về quản lí – phân cấp về điều hành - tinh gọn bộ máy và đảm bảo 3 luồng: Kinh doanh – hỗ trợ - giám sát. Việc quản lí tập trung và phân quyền quản lí giải pháp hỗ trợ các mảng hoạt động của Ngân hàng được vận hành theo đúng định hướng chung là An toàn, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, hệ thống quản trị rủi ro sẽ đáp ứng được yêu cầu về các chuẩn mực quy định tại Basel II và của Ngân hàng nhà nước.

Mặc dù tình hình kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên những nền tảng thuận lợi và lợi thế đang có đã tạo thời cơ cho Sacombank mạnh dạn biến thách thức thành cơ hội để bức phá vươn lên. Với nhận định tiềm năng thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam cịn vơ củng lớn, đồng thời nhận diện thế mạnh lợi thế mạng lưới trải dài ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia, cùng hệ thống công nghệ được chú trọng đầu tư, đội ngũ nhân sự trẻ trung và nhiệt huyết, chắc chắn Sacombank sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực trong hành trình Vững bước vươn xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 74 - 77)