Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 38 - 40)

2.2. Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tín dụng đối với DNNVV tại Sacombank

2.2.1.1. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV

Bảng 2.3 Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của DNNVV giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ đối với

DNNVV

27.738 33,97% 28.634 35,91% 29.516 31,11% 32.961 30,18% Dư nợ đối với

đối tượng khác

53.926 66,03% 51.093 64,09% 65.372 68,89% 76.253 69,82%

Tổng dƣ nợ 81.664 100% 79.727 100% 94.888 100% 109.214 100%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của Sacombank tăng giảm khơng ổn định, giảm 2,37% năm 2011, tăng lên 19,01% năm 2012 và tăng 15,09% năm 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng DNNVV của Sacombank thì khá ổn định và

liên tục tăng qua các năm, tăng 3,23% vào năm 2011, 3,08% vào năm 2012 và năm 2013 với mức tăng trưởng rất ấn tượng là 11,67%.

Xét về tỷ trọng dư nợ đối với DNNVV so với tổng dư nợ của Sacombank cho thấy dư nợ đối với phân khúc khách hàng này ln duy trì ở mức trên 30%. Điều này cho thấy DNNVV là khách hàng tiềm năng và mục tiêu của Sacombank, bất kể đang ở giai đoạn phát triển nào, Sacombank cũng đều chú ý phát triển các loại hình cho vay đối với doanh nghiệp này để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng và vai trị ngày càng quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế.

Từ năm 2010 đến năm 2013, dư nợ cho vay DNNVV không ngừng tăng lên, tuy nhiên cơ cấu về tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV trong các ngành, cụ thể như sau:

Bảng 2.4 Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV theo ngành kinh tế

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tổng dư nợ đối với DNNVV 27.738 28.634 29.516 32.961

Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành nông, lâm, ngư nghiệp 10,92% 11,52% 7,90% 8,89% Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành công nghiệp xây dựng 39,17% 43,09% 34,32% 33,37% Tỷ trọng dư nợ DNNVV thuộc

ngành thương mại dịch vụ 49,91% 45,39% 57,78% 57,74%

[Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank]

Cơ cấu về tỷ trọng cho vay đối với các DNNVV trong các ngành có sự biến động thể hiện qua tỷ trọng các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 10,92% năm 2010 xuống còn 8,89% năm 2013; tỷ trọng dư nợ thuộc ngành công nghiệp xây dựng cũng giảm dần từ 39,17% năm 2010 xuống còn 33,37% năm 2013. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ ngành thươn mại dịch vụ lại tăng từ 49,91% năm 2010 lên 57,74% năm 2013. Điều đó cho thấy Sacombank chú trọng nhiều hơn đến loại hình cho vay các DNNVV kinh doanh ngành thương mại dịch vụ.

Sacombank luôn giữ vững định hướng kinh doanh nói chung và định hướng cho vay theo ngành nghề nói riêng. Qua các năm, các tỷ trọng này luôn ở một tỷ lệ phù hợp với chính sách kinh doanh của Sacombank.

Hiện nay, số lượng các DNNVV càng lớn, quy mô hoạt động phát triển hơn, linh hoạt và làm ăn hiệu quả hơn trước. Do vậy, phân khúc khách hàng DNNVV hiện là mục tiêu kinh doanh của nhiều ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)