Các mặt đạt được:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 83)

5. Bố cục luận văn:

2.3 Nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV

2.3.1 Các mặt đạt được:

Trải qua nhiều năm thực hiện lộ trình áp dụng Basel II vào hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (2013 – 2018), BIDV đã áp dụng quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp, chủ động tiến hành nghiên cứu, áp dụng thông lệ quốc tế vào quy trình quản lý rủi ro, BIDV đã đạt được nhiều thành tựu cụ thể:

 Mơ hình tổ chức:

Mơ hình tổ chức của BIDV hiện nay đã thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, bộ phận, giữa các cấp quản lý cũng đã có sự phân nhiệm cụ thể; giữa các chức vụ; có sự tách bạch giữa bộ phận giám sát và bộ phận kinh doanh, đảm bảo tính độc lập và minh bạch. Các nghiệp vụ đều có sự giám sát, với những giao dịch có độ phức tạp cao có sự tham gia phê duyệt của ban lãnh đạo.

Về bộ máy quản lý RRTN: Từ khi áp dụng quản lý rủi ro tác nghiệp, BIDV đã tiến hành tổ chức và cải tổ bộ máy một lần. Bộ máy QLRRTN từ việc chỉ quản lý ở hội sở, khơng có các cơ sở đầu mối tại các chi nhánh sau khi cải tổ, đã có bộ phận quản lý RRTN tại các chi nhánh với sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ máy QLRRTN được vận hành độc lập.

 Hệ thống văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ:

Các nghiệp vụ tại BIDV hiện nay đều có văn bản quy định cụ thể và được quy trình hóa tồn bộ. Các thành viên tham gia vào nghiệp vụ có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng; ngân hàng cũng quy định rõ số cấp tham gia vào quá trình thực hiện, kiểm tra nghiệp vụ theo từng hạn mức giao dịch cụ thể.

Đối với hệ thống văn bản quản lý RRTN: BIDV đã có các văn bản về chính sách quản lý RRTN, quy định quản lý rủi ro tác nghiệp và quy chế xử lý cá nhân, tập thể trong tác nghiệp.

BIDV cũng đã xây dựng được hệ thống báo cáo RRTN thống nhất trong toàn hệ thống như: báo cáo dấu hiệu RRTN, báo cáo ma trận RRTN, báo cáo giao dịch bất thường. Các báo cáo này là cơ sở để theo dõi và đánh giá tình hình RRTN trên tồn hệ thống. Đồng thời, cũng là cơ sở để đề ra các giải pháp giảm thiểu, xử lý RRTN. Định kỳ hàng quý, các chi nhánh phải tiến hành báo cáo lỗi tác nghiệp về hội sở, hội sở căn cứ vào đó đánh giá và tiến hành báo cáo cho ban lãnh đạo thông qua báo cáo ma trận RRTN.

 Hệ thống công nghệ thông tin:

Hiện nay, BIDV đã cắt mạng internet trên toàn hệ thống và tiến hành lắp đặt hệ thống mạng nội bộ để việc thực hiện nghiệp vụ được độc lập với bên ngồi, đảm bảo tính bảo mật cho ngân hàng.

Về quản lý RRTN, BIDV áp dụng chương trình quản lý RRTN để việc thu thập, báo cáo, tổng hợp dữ liệu RRTN được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt q trình thu thập dữ liệu thủ công, nâng cao năng suất lao động.

 Công tác tổ chức, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực:

• Về tổ chức: BIDV đã tiến hành luân chuyển cán bộ theo quy định của hệ thống. đề bạt cá nhân có năng lực vào các vị trí thích hợp.

Trong thời gian qua, BIDV đã nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng.

• Về tuyển dụng: BIDV đã nâng cao yêu cầu ứng tuyển đối với các ứng viên, quá trình tuyển dụng được thực hiện chặt chẽ và được nâng cao về chất lượng, có sự phối hợp giữa hội sở và chi nhánh nhằm tuyển dụng được các cá nhân phù hợp với tiêu chí của tồn hệ thống và nhu cầu thực tế của chi nhánh.

• Về đào tạo nguồn nhân lực: BIDV thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo tập trung, trực tuyến.

Các cán bộ QLRRTN tại các chi nhánh thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, sau đó phổ biến lại cho từng chi nhánh.

 Kiểm tra, giám sát:

Công tác kiểm tra, giám sát của BIDV được thực hiện thường xuyên, liên tục và thống nhất trong toàn hệ thống. Việc kiểm tra, giám sát được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ và hậu kiểm.

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chặt chẽ đã góp phần giúp BIDV phát hiện nhiều rủi ro tiềm ẩn và có các biện pháp điểu chỉnh thích hợp. Đồng thời, cơng tác này cũng góp phần giúp ngân hàng ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)