Nhận diện rủi ro:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 70 - 72)

5. Bố cục luận văn:

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:

2.2.3.1 Nhận diện rủi ro:

Để nhận diện rủi ro tác nghiệp, BIDV ban hành quy trình nhận diện rủi ro theo quy định số 4555/QĐ – QLRRTT ban hành ngày 1/8/2013. Theo đó, nhận diện RRTN gồm các nội dung: nguy cơ rủi ro, nguyên nhân có thể gây ra rủi ro, mức độ rủi ro. Rủi ro tác nghiệp được nhận diện bao gồm dấu hiệu rủi ro và sai/lỗi, và được nhận diện trên cơ sở kết quả phối hợp và thảo luận giữa Ban QLRRTT&TN và các Ban có liên quan tại Trụ sở chính, đơn vị sự nghiệp. Định kỳ 02 năm/1 lần cập nhật, sửa đổi danh mục rủi ro tác nghiệp hoặc ngay khi có sự thay đổi, bổ sung lớn về nghiệp vụ.

Định kỳ hàng quý, các chi nhánh, bộ phận sẽ tổng hợp các lỗi tác nghiệp nộp về hội sở. Ban QLRRTT&TN tiến hành phân nhóm, tính điểm rủi ro nội tại của nghiệp vụ, cuối cùng sẽ nhận diện rủi ro. Việc nhận diện rủi ro tác nghiệp phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp giữa ban QLRRTT&TN tại hội sở với các chi nhánh, bộ phận. Trong vòng 4 năm, BQLRRTT&TN đã được báo cáo tổng cộng 266.725 lỗi tác nghiệp (năm 2010 là 85.160 lỗi; năm 2011 là 68.224; 2012 là 79.219 và năm 2013 là 34.122 lỗi), trong đó, năm 2010 có số lỗi cao nhất chiếm gần 32% và năm 2013 chiếm ít nhất với 12,8% tổng số lỗi trong vòng 4 năm.

Từ các lỗi này, ban QLRRTT&TN đã tiến hành nhận diện các lỗi có khả năng gây ra thiệt hại cho ngân hàng, gọi là nhận diện dấu hiệu rủi ro tác nghiệp. Số dấu hiệu rủi ro đã có giảm dần qua các năm từ 1.943 dấu hiệu xuống còn 1.153 dấu hiệu năm 2013 (giảm 40,66%). Tuy vậy, tỷ lệ dấu hiệu rủi ro so với tổng số lỗi tác nghiệp đã gia tăng dần qua các năm do có sự sụt giảm mạnh của số lỗi nhưng tổng số dấu hiệu rủi ro lại giảm nhẹ làm tỷ trọng dấu hiệu rủi ro tác nghiệp tăng lên. Số dấu hiệu rủi ro tác nghiệp ln ít hơn rất nhiều so với tổng số lỗi, bởi vì khơng phải lỗi nào cũng gây ra rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng, các dấu hiệu được nhận biết thông qua đánh giá điểm rủi ro nội tại của lỗi được xác định dựa trên 3 yếu tố: tầm quan trọng, mức độ phức tạp và lịch sử RRTN.

Bảng 2.14: Dấu hiệu rủi ro tác nghiệp của BIDV 2010 – 2013 NĂM NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ LỖI 85,160 68,224 79,219 34,122 TỔNG SỐ DẤU HIỆU 1,943 1,746 1,528 1,153 TỶ LỆ % 2.28 2.56 1.93 3.38

Nguồn: Báo cáo rủi ro tác nghiệp BIDV 2010 - 2013

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2013, việc nhận diện rủi ro vẫn cịn gặp khó khăn khi các chi nhánh báo cáo số liệu không đầy đủ, một số nghiệp vụ xảy ra lỗi/sai phạm nhưng chi nhánh chưa báo cáo làm việc nhận diện rủi ro bị thiếu sót.

Bảng 2.15: Lỗi tác nghiệp chưa được chi nhánh báo cáo 2010 – 2013

NĂM NGHIỆP VỤ 2010 2011 2012 2013 SỐ CN LỖI SỐ CN LỖI SỐ CN LỖI SỐ CN LỖI TIỀN GỬI 70 97 61 75 57 58 52 64 CHUYỂN TIỀN 78 518 74 481 71 421 67 348 NGÂN QUỸ 69 529 63 507 58 436 53 397 CHỨNG TỪ 46 81 51 68 39 43 41 46 NGHIỆP VỤ THẺ 59 116 62 95 75 82 48 51 TÍN DỤNG BẢO LÃNH 8 8 4 4 7 7 3 3 TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI 52 89 63 87 69 78 50 53 TỔNG CỘNG 1,438 1,317 1,125 962

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm rủi ro tác nghiệp của BIDV 2010 – 2013

Sau khi thay đổi và thống nhất về báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp, các lỗi tác nghiệp không được chi nhánh báo lại đã giảm dần qua các năm. Từ năm 2010 đến năm 2013, số lỗi chưa báo cáo giảm từ 1.438 lỗi xuống còn 962 lỗi (giảm 33%). Chuyển tiền và ngân quỹ là 2 nghiệp vụ có số lỗi chưa báo cáo nhiều nhất do 2 nghiệp vụ này thường có các lỗi nhỏ mà chi nhánh dễ bỏ qua (ví dụ: duy trì ngân quỹ vượt định mức trong ngày, hay thanh tốn khơng báo nguồn, …).

Các nghiệp vụ khác có số lỗi chưa báo cáo thấp hơn, trung bình khoảng 1 – 2 lỗi/chi nhánh. Số chi nhánh thiếu sót trong báo cáo lỗi cũng đã giảm dần qua các năm chứng tỏ hệ thống BIDV và các chi nhánh ngày càng quan tâm đến việc nhận diện và báo cáo rủi ro tác nghiệp lên hội sở. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này vì đây là bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro do đó bước này góp phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến vấn đề đánh giá rủi ro ở các bước về sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)