Kết quả khảo sát về RRTN và quản lý RRTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77)

Yếu tố khảo sát Số

lượng

Tỷ lệ

Tham gia khóa đào tạo RRTN Chưa 41 23.43

Rồi 134 76.57

Nghiệp vụ thường xảy ra lỗi tác nghiệp Tiền gửi 32 18.29 Tín dụng 25 14.29 Chuyển tiền 29 16.57 Thẻ 28 16.00 Chứng từ 31 17.71 Ngân quỹ 30 17.14 Nghiệp vụ khác 0 0

Nguyên nhân RRTN Con người 75 42.86

Hệ thống hỗ trợ 54 30.86

Quy trình nghiệp vụ 29 16.57 Các yếu tố bên ngồi 17 9.71

Quy trình QLRRTN Nhận diện rủi ro 68 38.86

Đánh giá rủi ro 49 28.00

Kiểm tra, giám sát 42 24.00

Tài trợ rủi ro 16 9.14

Công cụ QLRRTN Báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp 46 26.29 Báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp 41 23.43

Báo cáo ma trận 59 33.71

Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường

29 16.57

Biện pháp phòng ngừa RRTN Kiểm tra chéo 39 22.29

Kiểm tra dọc 48 27.43

Kiểm tra định kỳ 43 24.57 Kiểm tra đột xuất 45 25.71

Theo bảng khảo sát 2.18 ta thấy được công tác đào tạo RRTN cho nhân viên tại BIDV chưa thực sự được hoàn t hiện, vẫn còn 23.43% số lượng đối tượng được khảo sát chưa trải qua khóa đào tạo về RRTN , số lượng này là những người mới vào hoặc làm việc tại các vị trí khơng phải bộ phận quản lý rủi ro . Tuy nhiên, việc hiểu biết v ề RRTN là nhu cầu cần thiết để ngân hàng hạn chế tốt hơn RRTN , do đó, trong thời gian tới BIDV cần xúc tiến việc đào tạo cho toàn bộ nhân viên về RRTN.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về nghiệp vụ có RRTN xảy ra nhiều nhất

Về các nghiệ p vụ có khả năng xảy ra lỗi tác nghiệp nhiều nhất, theo khảo sát, nhận thức của các đối tượng được khảo sát không chê nh lệch nhiều theo tỷ lệ giữa các nghiệp vụ . Tỷ lệ nhân viên đồng ý về s ố lỗi xảy ra nhiều nhất trong từng nghiệp vụ dao động từ 14% - 18%, trong đó, cao nhất là nghiệp vụ tiền gửi với tỷ lệ 18,29% đối tượng lựa chọn, thấp nhất là nghiệp vụ chuyển tiền với tỷ lệ lựa chọn là 14.29%. Tuy nhiên, theo thực trạng được phân tích tại BIDV có sự chênh lệch khá cao về số lỗi xảy ra trong các nghiệp vụ được khảo sát . Cụ thể , lỗi tác nghiệp thường tập trung nhiều vào nghiệp vụ thẻ và chứng từ.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát về nguyên nhân chính dẫn đến RRTN

Đối với nguyên nhân gây ra RRTN , đa phần các đối tượng được khảo sát đều đồng ý nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTN là con người (42,86%), sau đó đến hệ thống hỗ trợ v ới 30,86%, quy trình nghiệp vụ 16.57%, cuối cùng là các yếu tố bên ngoài 9.71%. Từ đây, ta có thể nhận thấy đa phần các đối tượng được khảo sát đều nhận thức được vai trò của con người trong các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát về giai đoạn quan trọng trong quản lý RRTN

Về QLRRTN, trong các bước QLRRTN của BIDV , đa phần các đối tượng đánh giá cao bước nhận biết dấu hiệu với 38.86% người lựa chọn. Hai bước đánh giá rủi ro và bước kiểm tra , giám sát được đánh giá cao trung bình với 28% và 24% đối tượng chọn lựa . Trong khi đó, bước khơng nhận được nhiều đánh giá cao là tài trợ rủi ro khi chỉ có 9.14% lựa chọn. Cơng cụ báo cáo ma trận được các đối tượng tin dùng hơn cả khi có 33.71% lựa chọn. Đối với các biện pháp phòng ngừa RRTN , cả 4 biện pháp được nêu trong bảng câu hỏi đều được các đối tượng đánh giá cao tương đương nhau khi tỷ lệ người lựa chọn không xê xịch nhiều (tỷ lệ dao động từ 22% đến 27%).

2.3 Nhận xét, đánh giá về thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:

2.3.1 Các mặt đạt được:

Trải qua nhiều năm thực hiện lộ trình áp dụng Basel II vào hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (2013 – 2018), BIDV đã áp dụng quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp, chủ động tiến hành nghiên cứu, áp dụng thông lệ quốc tế vào quy trình quản lý rủi ro, BIDV đã đạt được nhiều thành tựu cụ thể:

 Mơ hình tổ chức:

Mơ hình tổ chức của BIDV hiện nay đã thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân, bộ phận, giữa các cấp quản lý cũng đã có sự phân nhiệm cụ thể; giữa các chức vụ; có sự tách bạch giữa bộ phận giám sát và bộ phận kinh doanh, đảm bảo tính độc lập và minh bạch. Các nghiệp vụ đều có sự giám sát, với những giao dịch có độ phức tạp cao có sự tham gia phê duyệt của ban lãnh đạo.

Về bộ máy quản lý RRTN: Từ khi áp dụng quản lý rủi ro tác nghiệp, BIDV đã tiến hành tổ chức và cải tổ bộ máy một lần. Bộ máy QLRRTN từ việc chỉ quản lý ở hội sở, khơng có các cơ sở đầu mối tại các chi nhánh sau khi cải tổ, đã có bộ phận quản lý RRTN tại các chi nhánh với sự phân công rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ máy QLRRTN được vận hành độc lập.

 Hệ thống văn bản chế độ, quy trình nghiệp vụ:

Các nghiệp vụ tại BIDV hiện nay đều có văn bản quy định cụ thể và được quy trình hóa tồn bộ. Các thành viên tham gia vào nghiệp vụ có sự phân cơng, phân nhiệm rõ ràng; ngân hàng cũng quy định rõ số cấp tham gia vào quá trình thực hiện, kiểm tra nghiệp vụ theo từng hạn mức giao dịch cụ thể.

Đối với hệ thống văn bản quản lý RRTN: BIDV đã có các văn bản về chính sách quản lý RRTN, quy định quản lý rủi ro tác nghiệp và quy chế xử lý cá nhân, tập thể trong tác nghiệp.

BIDV cũng đã xây dựng được hệ thống báo cáo RRTN thống nhất trong toàn hệ thống như: báo cáo dấu hiệu RRTN, báo cáo ma trận RRTN, báo cáo giao dịch bất thường. Các báo cáo này là cơ sở để theo dõi và đánh giá tình hình RRTN trên toàn hệ thống. Đồng thời, cũng là cơ sở để đề ra các giải pháp giảm thiểu, xử lý RRTN. Định kỳ hàng quý, các chi nhánh phải tiến hành báo cáo lỗi tác nghiệp về hội sở, hội sở căn cứ vào đó đánh giá và tiến hành báo cáo cho ban lãnh đạo thông qua báo cáo ma trận RRTN.

 Hệ thống công nghệ thông tin:

Hiện nay, BIDV đã cắt mạng internet trên toàn hệ thống và tiến hành lắp đặt hệ thống mạng nội bộ để việc thực hiện nghiệp vụ được độc lập với bên ngồi, đảm bảo tính bảo mật cho ngân hàng.

Về quản lý RRTN, BIDV áp dụng chương trình quản lý RRTN để việc thu thập, báo cáo, tổng hợp dữ liệu RRTN được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, giảm bớt quá trình thu thập dữ liệu thủ công, nâng cao năng suất lao động.

 Công tác tổ chức, đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực:

• Về tổ chức: BIDV đã tiến hành luân chuyển cán bộ theo quy định của hệ thống. đề bạt cá nhân có năng lực vào các vị trí thích hợp.

Trong thời gian qua, BIDV đã nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của ngân hàng.

• Về tuyển dụng: BIDV đã nâng cao yêu cầu ứng tuyển đối với các ứng viên, quá trình tuyển dụng được thực hiện chặt chẽ và được nâng cao về chất lượng, có sự phối hợp giữa hội sở và chi nhánh nhằm tuyển dụng được các cá nhân phù hợp với tiêu chí của tồn hệ thống và nhu cầu thực tế của chi nhánh.

• Về đào tạo nguồn nhân lực: BIDV thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng mềm cho nhân viên với nhiều hình thức đào tạo khác nhau như đào tạo tập trung, trực tuyến.

Các cán bộ QLRRTN tại các chi nhánh thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ, sau đó phổ biến lại cho từng chi nhánh.

 Kiểm tra, giám sát:

Công tác kiểm tra, giám sát của BIDV được thực hiện thường xuyên, liên tục và thống nhất trong toàn hệ thống. Việc kiểm tra, giám sát được tiến hành trong suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ và hậu kiểm.

Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện chặt chẽ đã góp phần giúp BIDV phát hiện nhiều rủi ro tiềm ẩn và có các biện pháp điểu chỉnh thích hợp. Đồng thời, cơng tác này cũng góp phần giúp ngân hàng ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm.

2.3.2 Tồn tại:

Mặc dù đã đạt được một số thành cơng trong cơng tác QLRRTN nhưng BIDV vẫn cịn bộc lộ một vài tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới như sau:

Mơ hình tổ chức bộ máy QLRRTN của ngân hàng còn nhiều hạn chế : Tại hội sở, bộ phận QLRRTN còn phải phụ trách thêm việc quản lý rủi ro thị trường . Tại các chi nhánh , phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm quản lý tất cả các loại rủi ro , bên cạnh đó , cịn phải làm thêm nhiệm vụ kiểm tra nội bộ . Việc tập trung nhiều nhiệm vụ vào một phòng như vậy gây kh ó khăn cho cán bộ QLRR , hiệu quả công việc không cao.

Hệ thống văn bản , quy trình nghiệp vụ mặc dù khá đầy đủ nhưng vẫn cịn thiếu sót, tạo lỗ hổng cho các đối tượng xấu lợi dụ ng. Sự thiếu minh bạch thông tin tại BIDV cũng dẫn đến tình trạng các đối tượng lợi dụng danh tiếng của BIDV để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cá nhân . Các văn bản được đăng tải trên hệ thống mạng nội bộ không được sắp xếp theo từng mục , gây khó khăn cho việc tìm kiếm . Các quy trình khơng được rà sốt thường xuyên , đa phần chỉ khi xảy ra sự cố hoặc lạc hậu mới được thay đổi, bổ sung.

Hệ thống công nghệ thông tin tại BIDV vận hành chưa hiệu quả , nhiều sự cố treo máy, đứt đường truyền vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ , gây khó chịu cho khách hàng . Phần mềm ứng dụng chưa được cập nhập kịp thời, việc áp dụng các dịch vụ internet banking, mobile banking… ẩn chứa nhiều rủi ro khi tội phạm máy tính ngày càng tinh vi .

Trong những năm gần đây , với sự phát triển của hệ thống , BIDV đã tuyển dụng nhiều nhân viên mới , đa phần là sinh viên mới ra trường , chưa có nhiều kinh

nghiệm thực tiễn trong các hoạt động tác nghiệp . Tại bộ phận QLRR cũng có khá nhiều nhân viên là sinh viên mới ra trường , chưa có kinh nghiệm về các hoạt động tác nghiệp khác và chưa được tham gia các khóa đào tạo v ề RRTN nên cơng tác QLRRTN cịn hạn chế.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại:

Hiện nay tại BIDV, trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro chưa có bộ phận riêng biệt làm nhiệm vụ chuyên trách về QLRRTN , các phòng ban quản lý rủi ro phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ.

Nguồn nhân sự làm việc tại bộ phận QLRR cịn non trẻ, chưa có kinh nghiệm trong hoạt động của các nghiệp vụ, do đó, họ chưa nhận biết được các rủi ro tác nghiệp có thể xảy ra.

Việc gia tăng số lượng dịch vụ trong kinh doanh, đặc biệt là các dịch vụ được cung cấp thông qua internet, điện thoại di động tạo ra nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng do các đối tượng tin tặc có điều kiện đột nhập, trộm cắp thơng tin khách hàng qua hệ thống máy vi tính.

Ngồi những tồn tại và nguyên nhân trên , những sai sót trong tác nghiệp tại BIDV bắt nguồn từ phía nhân viên do sự bất cẩn , cẩu thả của nhân viên ; số lượng công việc quá nhiều trong một giai đoạn cũng làm cho số lỗi tăng cao.

Đạo đức nghề nghiệp cũng là nguyên nhân đáng chú ý và khó kiểm sốt trong QLRRTN tại ngân hàng . Các RRTN do đạo đức nghề nghiệp gây ra thường có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh, uy tín của BIDV trong mắt khách hàng và đối tác . Tổn thất về mặt tài chính cũng thườ ng khá cao do cán bộ biết các khe hở trong quy trình và có thể thực hiện các hành vi nhằm che giấu tội lỗi của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương II của luận văn đã giới thiệu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đồng thời, chương 2 cũng giới thiệu về tổ chức, chính sách QLRRTN của BIDV. Dựa vào các số liệu báo cáo thực tế chương này đã phân tích thực trạng RRTN và QLRRTN tại hệ thống BIDV. Thông qua thực trạng và khảo sát nhân viên trong hệ thống, chương 2 đã nêu ra những thành quả đạt được của công tác QLRRTN trong tồn hệ thống. Tuy nhiên, cơng tác QLRRTN vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Do vậy, trên cơ sở đó Chương 3 dưới đây sẽ đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng QLRRTN tại NHTMCP ĐT & PT VN.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM:

3.1 Định hướng phát triển của BIDV đến 2020:

3.1.1 Định hướng phát triển chung:

Là đất nước có dân số lên đến 90 triệu người, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp, nền kinh tế còn non trẻ và đang trên đà phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngân hàng nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng nền kinh tế vĩ mô, sự điều chỉnh của pháp luật. Trên cơ sở đánh giá nền kinh tế Việt Nam và môi trường kinh doanh, BIDV đã có những định hướng phát triển chung đến năm 2020 như sau:

 Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

 Tầm nhìn: Trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020.

Nguồn: Bản cáo bạch IPO BIDV

Hình 3.1: Giá trị cốt lõi của BIDV

 Các mục tiêu ưu tiên của BIDV:

- Hồn tất q trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết, hồn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lược), và hướng đến xây dựng, hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý, tăng cường năng lực điều hành các cấp.

- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững.

- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

- Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

3.1.2 Định hướng về quản lý rủi ro tác nghiệp:

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro rất quan trọng, nó tồn tại trong suốt q trình hoạt động của ngân hàng, nhưng hoạt động quản lý RRTN mới được các ngân hàng Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)