Hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

5. Bố cục luận văn:

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng:

Tín dụng ln là hoạt động cốt lõi của BIDV, 31/12/2013 dư nợ tín dụng tại BIDV đạt 391.034 tỷ VND (bao gồm cả cho vay bằng vốn ODA, ủy thác). BIDV ln là một trong những ngân hàng có dư nợ lớn nhất nước ta. Hoạt động tín dụng cũng là hoạt động thu lãi chủ yếu trong tổng doanh thu của BIDV.

• Quy mơ và tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Giai đoạn 2010 – 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV qua các năm cao hơn so với trung bình ngành. Năm 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng không đổi đạt 15,64%. Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của chính phủ và NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, BIDV thực hiện nhiều biện pháp kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng. Do đó năm này tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn các năm trước nhưng không đáng kể (chưa đến 1%).

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV 2010 – 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % NỢ NGẮN HẠN 133,583 52.55 161,960 55.10 190,034 55.91 220,539 56.40 NỢ TRUNG HẠN 39,575 15.57 35,673 12.14 40,614 11.95 51,615 13.20 NỢ DÀI HẠN 81,034 31.88 96,304 32.76 109,275 32.15 118,880 30.40 TỔNG 254,192 100 293,937 100 339,923 100 391,034 100 TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG (%) 15.64 15.64 15.04 TỶ LỆ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH 12 8.91 11

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

Trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV, nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất. Nợ ngắn hạn luôn chiếm hơn một nửa tổng giá trị dư nợ của ngân hàng. Điều này là do ngân hàng chú trọng vào cho vay bổ sung vốn lưu động của các doanh nghiệp và mở rộng cho vay tiêu dủng đối với các cá nhân.

• Cơ cấu tín dụng:

BIDV đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vốn trong nước, thực hiện đa dạng hóa ngành nghề, tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo loại hình doanh nghiệp của BIDV 2010 – 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM LOẠI HÌNH 2010 2011 2012 2013 GIÁ

TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % CÁ NHÂN 29,658 11.67 38,326 13.04 47,437 13.96 58,828 15.04 DOANH NGHIỆP NHÀ

NƯỚC 93,127 36.64 91,192 31.02 91,477 26.91 93,729 23.97 DOANH NGHIỆP CĨ

VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI 8,412 3.31 8,720 2.97 8,391 2.47 7,041 1.80 DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC KHÁC 122,467 48.18 155,318 52.84 191,351 56.29 230,371 58.91 CHO VAY KHÁC VÀ KINH TẾ TẬP THỂ 528 0.21 381 0.13 1,267 0.37 1,065 0.27 TỔNG CỘNG 254,192 100 293,937 100 339,923 100 391,034 100

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

Tỷ trọng cho vay đối với các đối tượng ngoài nhà nước tăng từ 63,36% vào 31/12/2010 lên đến 76,03% vào 31/12/2013. BIDV cũng thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hướng tới ngân hàng bán lẻ. Dư nợ ngân hàng bán lẻ đã có những mức tăng trưởng tốt từ 2010 đến 2013, tăng từ 11,67% lên 15,04% đối với cho vay khách hàng cá nhân, hướng tới mục tiêu tăng dần tỷ lệ này trong các năm tiếp theo.

• Chất lượng tín dụng:

BIDV là ngân hàng đầu tiên được NHNN chấp thuận áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng nội bộ để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế.

Mặc dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng nhiều đến khả năng tài chính của khách hàng và hoạt động của ngân hàng, song chất lượng tín dụng của BIDV đã được kiểm soát khá tốt. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV luôn thấp hơn 3%. Đến thời điểm 31/12/2013, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,37%. Đặc biệt, chất lượng các khoản nợ ngày càng tốt hơn, trong cơ cấu nợ của BIDV, nợ đủ tiêu chuẩn đạt đến 90,84%, trong khi nợ cần chú ý đã giảm từ 9,99% năm 2012 xuống còn 6,79%, đây là tỷ lệ thấp nhất trong giai đoạn 2010 – 2013. Tuy nhiên, dù tỷ lệ nợ nhóm 3 và 4 giảm nhưng tỷ lệ nợ nhóm 5 của ngân hàng vào năm 2013 lại có sự tăng nhẹ từ 0,79% lên 1,03%. Mặc dù tỷ lệ này khơng nhiều nhưng nó cũng thể hiện sự dịch chuyển nhóm nợ của giai đoạn trước.

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ tín dụng của BIDV 2010 – 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % GIÁ TRỊ % NỢ ĐỦ TIÊU CHUẨN 202,574 85.45 233,766 85.22 273,615 87.09 339,092 90.84 NỢ CẦN CHÚ Ý 28,083 11.85 32,415 11.82 31,383 9.99 25,338 6.79 NỢ DƯỚI TIÊU CHUẨN 3,597 1.52 5,244 1.91 5,857 1.86 3,946 1.06 NỢ NGHI NGỜ 819 0.35 420 0.15 825 0.26 684 0.18 NỢ CÓ KHẢ NĂNG MẤT VỐN 2,008 0.85 2,458 0.90 2,479 0.79 4,209 1.13 TỔNG 237,081 100 274,303 100 314,159 100 373,269 100 TỶ LỆ NỢ XẤU 6,424 2.71 8,122 2.96 9,161 2.92 8,839 2.37

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính BIDV 2010 - 2013

BIDV cũng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo quy định của NHNN. Giá trị trích lập dự phịng của BIDV nhìn chung tăng dần theo các năm.

Bảng 2.8: Dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV 2010 – 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 DỰ PHÒNG CỤ THỂ 3563 3865 3603 3480 DỰ PHÒNG CHUNG 1730 1992 2311 2665 TỔNG CỘNG 5293 5857 5914 6145

Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính 2010 - 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)