Đo lường rủi ro tổng thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 80)

5. Bố cục luận văn:

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:

2.2.3.2 Đo lường rủi ro tổng thể:

Tại BIDV đo lường rủi ro tổng thể bằng cách tính điểm rủi ro tổng thể, số điểm này được đánh giá dựa trên mức độ tổn thất về tài chính, danh tiếng; sự phản ứng của cơ quan quản lý, khách hàng; và chi phí dùng để khắc phục rủi ro. BIDV tính điểm rủi ro tổng thể và trình bày thành ma trận rủi ro với các màu sắc xanh, vàng, đỏ để thể hiện mức độ rủi ro thấp, trung bình hay cao đối với từng nghiệp vụ và từng chi nhánh.

Việc đo lường và đánh giá rủi ro tác nghiệp theo ma trận được thực hiện theo từng kỳ. Theo báo cáo ma trận rủi ro tác nghiệp quý IV các năm 2010 – 2013 (phụ lục 03), mức độ rủi ro của các chi nhánh trong hệ thống BIDV trong bảng 2.16:

Bảng 2.16: Mức độ rủi ro tác nghiệp của chi nhánh 2010 – 2013 NĂM NĂM MÀU SẮC 2010 2011 2012 2013 XANH (RR THẤP) 30 26 18 122 VÀNG (RR TRUNG BÌNH) 72 84 75 3 ĐỎ (RR CAO) 15 7 24 0 TỔNG SỐ CHI NHÁNH 117 117 117 125

Nhìn chung, điểm RRTT của các chi nhánh ln thay đổi và số chi nhánh của cả hệ thống có số điểm RRTT ở các mức đỏ, vàng, xanh cũng biến động không đồng đều. Nhưng đến năm 2013, số chi nhánh có điểm RRTT >= 4 (rủi ro cao, màu đỏ) đã khơng cịn, trong khi đó số chi nhánh có mức rủi ro trung bình (2 <= điểm RRTT < 4, màu vàng) chỉ cịn có 3 chi nhánh), đa phần các chi nhánh trong hệ thống BIDV đến năm 2013 đều có điểm RRTT < 2, thể hiện mức độ rủi ro rất thấp.

2.2.3.3 Kiểm soát rủi ro

Sau khi tính điểm rủi ro tổng thể của các nghiệp vụ và chi nhánh, Ban QLRRTT&TN sẽ kết hợp với điểm rủi ro nội tại được tính trong bước nhận biết dấu hiệu RRTN để đưa ra các biện pháp cần thiết để kiểm soát RR tương ứng với từng mức độ từ mức 1 đến mức 5. Trong đó:

- Mức 1: Nguy cơ rủi ro rất thấp – có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát nếu cần.

- Mức 2: Nguy cơ rủi ro thấp – cần áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp. - Mức 3: Nguy cơ rủi ro trung bình – cần áp dụng nhiều hình thức kiểm sốt phù hợp.

- Mức 4: Nguy cơ rủi ro cao – cần áp dụng ngay nhiều hình thức kiểm sốt phù hợp và bảo đảm hiệu lực thường xuyên.

- Mức 5: Nguy cơ rủi ro rất cao – bắt buộc áp dụng ngay lập tức các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra hiệu lực hoạt động.

Trong vòng 4 năm 2010 – 2013, BIDV đã phải áp dụng chế độ kiểm soát mức 4 và 5 cho 45 chi nhánh do có những lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tài chính và uy tín của ngân hàng như chi nhánh Phú Tài có nhân viên kho quỹ “thụt két” ngân hàng, các chi nhánh bị hư hỏng máy rút tiền ATM do lơi lỏng trong vấn đề kiểm soát an ninh tại các địa điểm đặt máy, hay các chi nhánh có số lỗi xảy ra đột biến, … Đến năm 2013, BIDV đã khơng cịn phải áp dụng chế độ kiểm soát mức 4

và 5 cho toàn bộ hệ thống do trong năm này, khơng có chi nhánh nào có điểm RRTT cao, các dấu hiệu rủi ro khơng cịn ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Đa phần BIDV áp dụng chế độ kiểm soát mức 1, 2, 3 với các hình thức kiểm sốt cụ thể cho từng nghiệp vụ và tăng cường kiểm tra, giám sát các chi nhánh có điểm rủi ro từ 0 đến dưới 4 điểm. Đối với mỗi nghiệp vụ, mỗi quý, sau khi có báo cáo RRTN, Ban QLRRTT&TN ln có các kiến nghị đối với những nghiệp vụ có số lỗi nhiều và có mức độ rủi ro cao.

2.2.3.4 Thiệt hại rủi ro tác nghiệp gây ra tại BIDV:

Trong giai đoạn từ 2010 – 2013, mặc dù xảy ra nhiều sai/lỗi và có nhiều dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp nhưng thiệt hại do rủi ro này gây ra và được ghi nhận lại không lớn. Thiệt hại đáng kể nhất trong 2010 – 2013 là trường hợp nhân viên BIDV chi nhánh Phú Tài chiếm đoạt hơn 31 tỷ đồng từ tháng 1/2010 đến tháng 1/2013. Ngoài ra, trong giai đoạn này BIDV còn bị thiệt hại về tài sản, hư hỏng 2 máy ATM tổng trị giá 1 tỷ 300 triệu do bị các đối tượng bên ngoài phá hoại.

Mặc dù rủi ro tác nghiệp là rủi ro thường xuyên xảy ra trong ngân hàng, nhưng số rủi ro gây thiệt hại cho ngân hàng không lớn. Nguyên nhân của việc này là do với các lỗi nhỏ, nhân viên ngân hàng đã khơng báo cáo và tự bồi thường. Ngồi ra, một số bút toán chuyển tiền nhầm tài khoản hoặc chuyển số tiền không đúng, khách hàng đã tự nguyện trả lại.

2.2.4 Khảo sát ý kiến cán bộ BIDV về rủi ro tác nghiệp và quản lý rủi

ro tác nghiệp:

 Mơ tả q trình khảo sát ý kiến cán bộ BIDV về RRTN và QLRRTN:

Đối tượng khảo sát: Cán bộ công nhân viên làm việc trong các bộ phận quản lý khách hàng, giao dịch khách hàng, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro và các bộ phận khác trong hệ thống BIDV.

Thời gian khảo sát: Từ tháng 03/2014 đến 07/2014.

Mục đích khảo sát: Tìm hiểu sự hiểu biết của cán bộ BIDV về RRTN và QLRRTN.

Cách thức khảo sát: Gửi bảng câu hỏi cho các cán bộ, nhân viên trong hệ thống BIDV bằng đường email hoặc gửi trực tiếp, sau đó, nhận lại kết quả khảo sát bằng các cách tương ứng.

 Phân tích số liệu khảo sát:

Có tất cả 200 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các cán bộ, nhân viên BIDV thông qua email và trực tiếp. Kết quả thu hồi được 186 bảng, sử dụng được 175 bảng. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.17 và 2.18.

Bảng 2.17: Đặc điểm các đối tượng được khảo sát Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ % Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ % Tuổi Từ 20 đến 30 117 66.86 Từ 30 đến 45 43 24.57 Trên 45 15 8.57 Tổng cộng 175 100.00 Bộ phận làm việc Quản lý khách hàng 52 29.71 Giao dịch khách hàng 67 38.29 Quản lý rủi ro 14 8.00 Kế toán nội bộ 23 13.14 Bộ phận khác 19 10.86 Tổng cộng 175 100.00 Chức vụ Nhân viên 114 65.14 Kiểm sốt 34 19.43 Lãnh đạo phịng 27 15.43 Ban lãnh đạo 0 Tổng cộng 175 100.00 Số năm kinh nghiệm Dưới 1 năm 15 8.57 Từ 1 đến 3 năm 73 41.71 Từ 3 đến 5 năm 48 27.43 Trên 5 năm 39 22.29 Tổng cộng 175 100.00

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Từ bảng 2.17 ta có thể thấy đặc điểm của các đối tượng được khảo sát: Trong số các nhân viên, cán bộ được khảo sát, số lượng nhân viên dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (66.86%), tiếp theo là nhóm nhân viên có độ tuổi từ 30 – 45 chiếm 24,57%, điều này cho thấy nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao tại BIDV. Quản lý khách hàng và giao dịch khách hàng là 2 bộ phận có số đối tượng được khảo sát nhiều nhất với tổng cộng 68%, đây cũng là 2 bộ phận có nguồn nhân lực

dồi dào nhất trong ngân hàng. Các đối tượng đa phần là nhân viên với tỷ lệ chiếm 65,14%, số năm kinh nghiệm từ 1-3 năm chiếm 41,71%.

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát về RRTN và quản lý RRTN

Yếu tố khảo sát Số

lượng

Tỷ lệ

Tham gia khóa đào tạo RRTN Chưa 41 23.43

Rồi 134 76.57

Nghiệp vụ thường xảy ra lỗi tác nghiệp Tiền gửi 32 18.29 Tín dụng 25 14.29 Chuyển tiền 29 16.57 Thẻ 28 16.00 Chứng từ 31 17.71 Ngân quỹ 30 17.14 Nghiệp vụ khác 0 0

Nguyên nhân RRTN Con người 75 42.86

Hệ thống hỗ trợ 54 30.86

Quy trình nghiệp vụ 29 16.57 Các yếu tố bên ngoài 17 9.71

Quy trình QLRRTN Nhận diện rủi ro 68 38.86

Đánh giá rủi ro 49 28.00

Kiểm tra, giám sát 42 24.00

Tài trợ rủi ro 16 9.14

Công cụ QLRRTN Báo cáo dấu hiệu rủi ro tác nghiệp 46 26.29 Báo cáo sự cố rủi ro tác nghiệp 41 23.43

Báo cáo ma trận 59 33.71

Báo cáo giao dịch nghi ngờ, bất thường

29 16.57

Biện pháp phòng ngừa RRTN Kiểm tra chéo 39 22.29

Kiểm tra dọc 48 27.43

Kiểm tra định kỳ 43 24.57 Kiểm tra đột xuất 45 25.71

Theo bảng khảo sát 2.18 ta thấy được công tác đào tạo RRTN cho nhân viên tại BIDV chưa thực sự được hồn t hiện, vẫn cịn 23.43% số lượng đối tượng được khảo sát chưa trải qua khóa đào tạo về RRTN , số lượng này là những người mới vào hoặc làm việc tại các vị trí khơng phải bộ phận quản lý rủi ro . Tuy nhiên, việc hiểu biết v ề RRTN là nhu cầu cần thiết để ngân hàng hạn chế tốt hơn RRTN , do đó, trong thời gian tới BIDV cần xúc tiến việc đào tạo cho toàn bộ nhân viên về RRTN.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát về nghiệp vụ có RRTN xảy ra nhiều nhất

Về các nghiệ p vụ có khả năng xảy ra lỗi tác nghiệp nhiều nhất, theo khảo sát, nhận thức của các đối tượng được khảo sát không chê nh lệch nhiều theo tỷ lệ giữa các nghiệp vụ . Tỷ lệ nhân viên đồng ý về s ố lỗi xảy ra nhiều nhất trong từng nghiệp vụ dao động từ 14% - 18%, trong đó, cao nhất là nghiệp vụ tiền gửi với tỷ lệ 18,29% đối tượng lựa chọn, thấp nhất là nghiệp vụ chuyển tiền với tỷ lệ lựa chọn là 14.29%. Tuy nhiên, theo thực trạng được phân tích tại BIDV có sự chênh lệch khá cao về số lỗi xảy ra trong các nghiệp vụ được khảo sát . Cụ thể , lỗi tác nghiệp thường tập trung nhiều vào nghiệp vụ thẻ và chứng từ.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát về nguyên nhân chính dẫn đến RRTN

Đối với nguyên nhân gây ra RRTN , đa phần các đối tượng được khảo sát đều đồng ý nguyên nhân chủ yếu gây ra RRTN là con người (42,86%), sau đó đến hệ thống hỗ trợ v ới 30,86%, quy trình nghiệp vụ 16.57%, cuối cùng là các yếu tố bên ngồi 9.71%. Từ đây, ta có thể nhận thấy đa phần các đối tượng được khảo sát đều nhận thức được vai trò của con người trong các hoạt động tác nghiệp của ngân hàng.

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả

Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát về giai đoạn quan trọng trong quản lý RRTN

Về QLRRTN, trong các bước QLRRTN của BIDV , đa phần các đối tượng đánh giá cao bước nhận biết dấu hiệu với 38.86% người lựa chọn. Hai bước đánh giá rủi ro và bước kiểm tra , giám sát được đánh giá cao trung bình với 28% và 24% đối tượng chọn lựa . Trong khi đó, bước khơng nhận được nhiều đánh giá cao là tài trợ rủi ro khi chỉ có 9.14% lựa chọn. Công cụ báo cáo ma trận được các đối tượng tin dùng hơn cả khi có 33.71% lựa chọn. Đối với các biện pháp phòng ngừa RRTN , cả 4 biện pháp được nêu trong bảng câu hỏi đều được các đối tượng đánh giá cao tương đương nhau khi tỷ lệ người lựa chọn không xê xịch nhiều (tỷ lệ dao động từ 22% đến 27%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)