Định hướng phát triển của BIDV đến 2020:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 89)

5. Bố cục luận văn:

3.1 Định hướng phát triển của BIDV đến 2020:

3.1.1 Định hướng phát triển chung:

Là đất nước có dân số lên đến 90 triệu người, tỷ lệ người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn thấp, nền kinh tế còn non trẻ và đang trên đà phát triển, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành ngân hàng nước ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng của tình trạng nền kinh tế vĩ mô, sự điều chỉnh của pháp luật. Trên cơ sở đánh giá nền kinh tế Việt Nam và môi trường kinh doanh, BIDV đã có những định hướng phát triển chung đến năm 2020 như sau:

 Mục đích – sứ mệnh: Xây dựng BIDV trở thành Tập đồn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

 Tầm nhìn: Trở thành một trong 20 ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đơng Nam Á vào năm 2020.

Nguồn: Bản cáo bạch IPO BIDV

Hình 3.1: Giá trị cốt lõi của BIDV

 Các mục tiêu ưu tiên của BIDV:

- Hồn tất q trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết, hồn thành kế hoạch cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lược), và hướng đến xây dựng, hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý, tăng cường năng lực điều hành các cấp.

- Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng, chủ động kiểm soát rủi ro và tăng cường bền vững.

- Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia.

- Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam.

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ.

- Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động.

- Phát triển nhanh nguồn nhân lực cao, lực lượng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động.

- Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

- Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; xây dựng văn hóa doanh nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.

3.1.2 Định hướng về quản lý rủi ro tác nghiệp:

Rủi ro tác nghiệp là rủi ro rất quan trọng, nó tồn tại trong suốt q trình hoạt động của ngân hàng, nhưng hoạt động quản lý RRTN mới được các ngân hàng Việt Nam quan tâm trong vài năm trở lại đây. Do sự mới mẻ của hoạt động này, BIDV đã chủ động đi tiên phong trong việc áp dụng Basel II và có những định hướng cụ thể cho quản lý RRTN như sau:

- Nâng cao chất lượng quản lý RRTN thông qua việc giảm các lỗi tác nghiệp bình quân đầu người trong hệ thống, giảm số lỗi bình quân theo tháng, quý; giảm tổng số lỗi xảy ra trong năm.

- Tiến hành áp dụng các chuẩn mực của Basel II vào quản lý RRTN tại ngân hàng và tiến dần đến việc áp dụng Basel III theo lộ trình.

- Thực hiện đo lường RRTN bằng các phương pháp tiến bộ và phù hợp với thực trạng của ngân hàng.

- Xây dựng bộ máy quản lý RRTN và khung quản lý RRTN theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)