Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 94)

5. Bố cục luận văn:

3.2 Giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại BIDV:

3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về RRTN và bổ sung

quy trình của các nghiệp vụ:

Hiện nay, NHNN chưa có quy định cụ thể về RRTN trong ngân hàng thương mại mà mới chỉ tiến hành đưa ra lộ trình áp dụng Basel II và Basel III. Do đó, BIDV cần theo dõi, cập nhập các quy định, quy chế mới từ các cơ quan quản lý, đơn vị chức năng.

Ban hành các văn bản pháp lý của chính ngân hàng về quản lý RRTN phù hợp với tình hình kinh doanh của ngân hàng. Điều chỉnh quy định trong nội bộ ngân hàng cho phù hợp với các văn bản của cơ quan chức năng và tình hình kinh tế của đất nước.

Đối với các nghiệp vụ khác, để hạn chế RRTN trong các nghiệp vụ này BIDV cần quy trình hóa các nghiệp vụ, hồn thiện quy trình, quy chế nghiệp vụ theo hướng chặt chẽ hơn; ban hành các quy định cụ thể, rõ ràng không chồng chéo nhau. Thường xuyên rà sốt, đánh giá các quy trình nhằm phát hiện kẽ hở, chồng chéo để chỉnh sửa, bổ sung kịp thời.

Ban hành quy định về hình thức xử lý đối với cá nhân, bộ phận có hành vi gây rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, tiến hành khen thưởng cho các cá nhân có thành tích phát hiện các hành vi gian lận.

3.2.2 Có các giải pháp cụ thể đối với các nghiệp vụ có tần suất rủi

ro thường xuyên:

Đối với các nghiệp vụ có rủi ro xảy ra thường xuyên và có mức rủi ro cao, BIDV cần có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi, nếu lỗi là do quy trình, quy định thì cần sửa đổi kịp thời.

Đối với nhân viên tại các bộ phận này, BIDV cần tăng cường công tác đào tạo, nhắc nhở về các lỗi thường xảy ra. Nâng cao tinh thần trách nhiệm, nhắc nhở nhân viên cẩn thận hơn trong quá trình tác nghiệp.

Tăng cường cơng tác an ninh các nơi dễ xảy ra gian lận như kho quỹ, ATM. Chú trọng trong các giai đoạn cao điểm và nhạy cảm như lễ, tết.

3.2.3 Chấn chỉnh việc thực hiện báo cáo RRTN:

Báo cáo RRTN cần được thực hiện thường xuyên định kỳ. BIDV cần ban hành các bảng biểu, biểu mẫu báo cáo RRTN và cải tiến cho phù hợp với thực trạng RRTN của ngân hàng. Định kỳ hàng quý, các chi nhánh cần tuân thủ nghiêm túc công tác thực hiện báo cáo RRTN theo đúng quy định, thực hiện báo cáo đầy đủ tất cả các lỗi tác nghiệp phát sinh trong kỳ. Việc sửa đổi danh mục RRTN hiện nay được thực hiện định kỳ 2 năm 1 lần, điều này có thể được thay đổi thực hiện thường xuyên hơn cho phù hợp với tình hình kinh doanh của Ngân hàng.

Quy định các tiêu chí cụ thể trong báo cáo cần phù hợp và giúp đánh giá được tình trạng rủi ro, các nghiệp vụ, chi nhánh hay mắc lỗi và nguyên nhân dẫn đến các lỗi.

Theo các chuyên gia đánh giá, dữ liệu tổn thất của Ngân hàng phải được thu thập theo những tiêu chí nhất qn trong vịng 3 năm lien tiếp mới sử dụng được cho các mơ hình thống kê, phân tích. Do đó, BIDV cần quan tâm chú trọng nhiều hơn về các tiêu chí đánh giá trong báo cáo RRTN. Các tiêu chí thường có trong báo cáo RRTN được nhiều ngân hàng trên thế giới sử dụng gồm: thời gian, số tiền tổn thất, nguyên nhân, khả năng khắc phục phân loại theo đơn vị, nghiệp vụ, sản phẩm…

Công tác tuyển dụng chặt chẽ sẽ giúp BIDV tìm kiếm được nguồn nhân lực có trình độ tác nghiệp tốt từ đó hạn chế được một phần RRTN. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức của nhân viên, cán bộ cũng ảnh hưởng đến RRTN.

Từ thông tin khảo sát tại chương II, chúng ta có thể thấy vẫn cịn một số nhân viên chưa được đào tạo kiến thức và hiểu về thực trạng rủi ro tác nghiệp của BIDV, do đó, ngân hàng cần chú trọng đào tạo nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới về nghiệp vụ, về kiến thức RRTN để giúp họ nhận thức rõ về tầm quan trọng của RRTN, tránh bị kẻ xấu lợi dụng. Đào tạo nhân viên cũng góp phần giúp họ nâng cao hiểu biết về quy trình nghiệp vụ của cơng việc được giao, từ đó tránh khỏi các sai sót có thể gây ra tổn thất cho ngân hàng trong quá trình hoạt động.

Đa dạng hóa hình thức đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ và tiếp thu tốt hơn, đào tạo thơng qua nhiều hình thức như online, mở lớp đào tạo trực tiếp, phát hành các tài liệu về nghiệp vụ, rủi ro rộng rãi trong hệ thống giúp mọi nhân viên đều có thể tiếp cận đến thông tin đào tạo. Tổ chức các cuộc thi giữa các chi nhánh giúp cán bộ ngân hàng hệ thống lại kiến thức và am hiểu sâu hơn về nghiệp vụ.

Về phía các chi nhánh, cần cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp đào tạo RRTN, khóa đào tạo về nghiệp vụ do các đơn vị trong và ngoài hệ thống BIDV tổ chức. Cập nhập kiến thức nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng xử lý giao dịch và đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ cho đối tượng cán bộ mới đảm bảo đáp ứng được công việc được giao.

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất và hệ thống công nghệ thông tin:

Cơ sở vật chất, công nghệ thông tin là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến rủi ro tác nghiệp tại BIDV. Các lỗi RRTN lien quan đến công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng khá lớn, mặc dù trong thời gian qua, số lỗi đã giảm dần. Do đó, việc cải thiện cơng nghệ và đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tấng là một trong những giải pháp cần được chú trọng nhiều trong thời gian tới.

Xây dựng trụ sở , chi nhánh , phòng giao dịch vững chắc , an tồn , tạo mơi trường làm việc thân thiện , hiện đại, chuyên nghiệp. Khu vực giao dịch khách hàng phải sạch sẽ, an toàn và thể hiện đặc trưng của BIDV.

Trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại , cần thiết cho các địa điểm giao dịch như máy lấy số thứ tự , két sắt, máy đếm tiền, máy soi tiền, ... để hỗ trợ cán bộ thực hiện nghiệp vụ hiệu quả.

Sửa chữa, bổ sung kịp thời các trang thiết bị còn thiếu , hư hỏng tại cá c điểm giao dịch để tăng cường hiệu quả công việc.

 Hệ thống công nghệ thông tin:

Hệ thống công nghệ thông tin của BIDV hiện nay vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đường truyền bị đứt quãng, mạng nội bộ bị kẹt gây khó khăn trong tác nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng và gây khó chịu cho khách hàng. Do đó, trong thời gian tới BIDV cần đầu tư nâng cấp hệ thống đường truyền và hệ thống công nghệ thông tin.

Cập nhập các phiên bản phần mềm mới thường xuyên nhằm hạn chế lỗi do các phần mềm gây ra.

Xây dựng hệ thống an ninh mạng hiện đại, an toàn nhằm hạn chế các gian lận do tội phạm công nghệ cao gây ra khi mở rộng các hình thức internet banking, mobile banking.

Hiện nay, BIDV đã đưa chương trình quản lý dấu hiệu RRTN vào để hỗ trợ việc quản lý RRTN, hạn chế các bước thu thập dữ liệu thủ cơng. Tuy nhiên, chương trình này chưa có chức năng phân tích. Vì vậy, BIDV nên nâng cấp chương trình thêm chức năng này giúp hoạt động QLRRTN được thuận tiện hơn.

3.2.6 Tăng cường kiểm tra, giám sát:

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện nghiệp vụ đúng quy trình, quy định, hội sở chính cần bố trí nhân sự kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy định của các đơn vị.

Tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện quy trình, quy định đối với các nghiệp vụ, chi nhánh có tần suất xảy ra lỗi cao và đưa ra các biện pháp xử phạt hợp lý đối với các cá nhân/ bộ phận có hành vi vi phạm.

Tăng cường cơng tác kiểm tra kho quỹ, thực hiện nghiêm túc kiểm quỹ cuối ngày để hạn chế hành vi gian lận, ăn cắp tiền của các đối tượng có liên quan.

Kết hợp nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ của nhân viên như: kiểm tra chéo, kiểm tra dọc, kiểm tra ngang.

3.2.7. Giải pháp khác:

Tiến hành mua bảo hiểm cho các tài sản, thiết bị của Ngân hàng: Ngân hàng có thể giảm thiểu thiệt hại do RRTN gây ra thông qua việc chuyển rủi ro bằng các hợp đồng bảo hiểm tài sản, trang thiết bị và con người. Bảo hiểm thường giúp ngân hàng giảm thiệt hại do những sự kiện bất ngờ, khó lường trước và các áp lực khác nằm ngồi khả năng kiểm sốt của ngân hàng.

Bố trí lượng cơng việc phù hợp với khả năng xử lý, kinh nghiệm của cán bộ, tránh việc dồn ứ công việc vào một cá nhân hay một thời điểm nhất định.

Tách phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh thành các phòng khác nhau chuyên trách về một loại rủi ro cụ thể như rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng … Việc chun mơn hóa cơng tác quản lý rủi ro tác nghiệp đã được thực hiện tại hội sở chính, nhưng tại các chi nhánh, phịng quản lý rủi ro vẫn cịn chịu trách nhiệm quản lý tồn bộ các loại rủi ro. Do đó, việc chia tách này sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, giúp cán bộ nghiên cứu sâu hơn và đề xuất được các biện pháp hạn chế RRTN tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)