Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Thu thập dữ liệu

3.3.1 Các loại dữliệu

+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan (giám đốc, phó giám đốc và kế toán trưởng) của 133 DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định thơng qua bộcâu hỏi được thiết kếgồm 85 câu hỏi (chi tiết xem Phụlục 1) dựa trên cơng cụ đánh giá tính hữu hiệu của hệthống KSNB là một trong baấn phẩm được ban hành của báo cáo COSO 2013.

+ Sốliệu thứcấp được thu thập từSởkếhoạch và đầu tư tỉnh BìnhĐịnh, Cục thống kê tỉnh Bình Định, Sở Tài chính tỉnh Bình Định, các văn bản tài liệu có liên quan đến hệthống KSNB, tạp chí, nguồn internet,…

3.3.2 Phương pháp thu thập dữliệu

Phương pháp được sửdụng đểthu thập dữliệu chính là: (i) trực tiếp gởi bảng câu hỏi và (ii) và gởi bảng câu hỏi qua ứng dụng Google Docs. So với cách gởi trực tiếp thì việc sử dụng cơng cụ ứng dụng của Google giúp cho việc thu thập dữ liệu được thực hiện tự động và thông tin trả lời không bị bỏ trống.

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho các giám đốc, phó giám đốc và kế tốn trưởng trong DN du lịch tại Bình Định. Bởi vì phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi này được cho làổn định và thống nhất mà khơng có sự thay đổi. Thêm vào đó, câu trảlời cho bảng câu hỏi được thiết kếsẵn cho phép người nghiên cứu có thể tìm câu trả lời cho vấn đềnghiên cứu và cũng để đạt được các mục tiêu của nghiên cứu này.

Ngoài ra, khi tiến hành phỏng vấn bằng bảng câu hỏi người hỏi có thể cần phải giải thích rõ các thuật ngữ chính để người được hỏi có thểhiểu hết câu hỏi và trảlời chính xác nhất có thể giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu.

3.3.3 Công cụkhảo sát

Công cụ nghiên cứu chính được sử dụng cho việc thu thập dữ liệu chính là bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng được xây dựng dựa trên 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Bảng câu hỏi được tác giảxây dựng dựa trên một trong ba ấn phẩm được phát hành trong Báo cáo COSO vào tháng 5/2013: Illustrative Tools for

Assessing effectiveness of a system of internal control Templates Cơng cụ minh họa cho việc đánh giá tính hữu hiệu của hệthống KSNB. Công cụ này đãđược phân chia thành 9 mục rõ ràng giúp cho người hỏi dễdàng phỏng vấn. Trong đó:

Mục 1. Đánh giá tổng quan vềhệthống KSNB; Mục 2. Đánh giá các thành phần

Mục 3. Đánh giá các nguyên tắc

Mục 4. Tóm tắt hạn chếcủa hệthống KSNB

Mục 5 đến mục 9: Bao gồm các câu hỏi liên quan đến các trường hợp có thể xảy ra liên quan đến hệthống KSNB cũng như mối quan hệ giữa các nguyên tắc và các thành phần của hệthống KSNB.

Từ ấn phẩm thứ 3 trong bộ 3 ấn phẩm của Báo cáo COSO 2013, tác giả đã dựa trên đó để làm cơ sở lập nên bảng câu hỏi khảo sát đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định. Bảng câu hỏi đã được thiết kếcho phù hợp với đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu. Bởi vì các DN ở Việt Nam nói chung và tại Bình Định nói riêng có những đặc điểm khác biệt so với DN Mỹ nên hệ thống các câu hỏi được xây dựng cũng chỉ phù hợp với các DNtrong nước.

Giai đoạn 2: Tác giảtiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia vềKSNB. Chuyên gia vềKSNB bao gồm: 2 Giám đốc công ty du lịch BìnhĐịnh; 2 giảng viên đang giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu vềKSNB; 2 Kiểm toán viên (chi tiết xem phụlục 4).

Ở giai đoạn này, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia về bảng câu hỏi đã được thiết kế ở giai đoạn 1 xem thử bảng câu hỏi như vậy là phù

hợp hay chưa, có cần thiết phải bổsung hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp với các DN du lịch trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh.

Giai đoạn 3: Tác giảtiến hành tổng hợp kết quảphỏng vấnở giai đoạn hai và đưa ra bảng câu hỏi hoàn chỉnh cuối cùng gửi cho đối tượng là giám đốc, phó giám đốc, kế tốn trưởng tại 133 DN du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định (Phụlục 2)..

Bảng câu hỏi khảo sát được thực hiện trong thời gian hai tháng từ tháng 4 năm 2014 đến tháng 6 năm 2014. Người trảlời được phép giấu tên của mìnhđể đảm bảo tính khách quan và bảo mật thông tin.

Câu hỏi được thiết kếsửdụng thang đo Likert 5 điểm nhằm giúp cho kết quả được xác định một cách dễ dàng. Người trảlời được yêu cầu đánh giá mức độmà họ đồng ý hay không đồng ý với hệ thống KSNB tại đơn vị dựa trên thang đo 5 điểm (1: Hồn tồn khơng; 2: Có ít; 3: Trung bình; 4: Nhiều; 5: Có đầy đủ).

Bảng câu hỏi gồm 95 câu được chia thành 2 phần: Phần 1: Thông tin chung vềDN (8 câu hỏi);

Phần 2: Hệthống KSNB (gồm 85 câu hỏi), trong phần này tác giảchia thành 5 mục A, B, C,D và E, tương ứng với 5 thành phần của hệthống KSNB và kết hợp trình bày 17 nguyên tắc trong 5 thành phần này. Mục A bao gồm các câu hỏi vềMơi trường kiểm sốt trong khi mục B liên quan đến Đánh giá rủi ro, mục C bao gồm các câu hỏi vềhoạt động kiểm soát. Mục D bao gồm các câu hỏi vềThông tin và truyền thông. Cuối cùng, mục E liên quan đến hoạt động giám sát.

Bảng câu hỏi khảo sát cuối cùng được tổng hợp qua bảng 3.1 Bảng thống kê câu hỏi khảo sát như sau:

Bng 3.1: Bng thng kê câu hi kho sát

STT Nội dung câu hỏi Số lượng Thứtự

1 Mơitrường kiểm sốt 21 Q1–Q21

2 Đánh giá rủi ro 24 Q22–Q45

3 Hoạt động kiểm soát 16 Q46–Q61

4 Thông tin và truyền thông 14 Q62–Q75

Tổng cộng 85 câu hỏi

Mẫu bảng câu hỏi cụthể được hiển thịtrong phụlục 1 của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)