CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương pháp phân tích và trình bày dữ liệu
3.4.1 Phương pháp phân tích dữliệu
Mục đích chính của việc thu thập dữliệu trong nghiên cứu là tìm ra giải pháp nghiên cứu vấn đề. Nếu chỉ để dữ liệu ở dạng nguyên sơ của nó thì sẽ khơng thể thấy được nhiều ý nghĩa ẩn giấu đằng sau đó, vì vậy chúng ta cần phải tiến hành phân tích dữliệu.
Phân tích dữliệu cho phép nghiên cứu có thể đánh giá thực trạng và kết quả đểcó thể đưa ra một sốkết luận có ý nghĩa liên quan đến đềtài nghiên cứu. Các câu hỏi được thiết kế sau đó được mã hóađểhỗtrợphân tích dễdàng. Phản hồi từ người trảlời phỏng vấn cũng được mã hóađể hỗ trợviệc phân tích. Phần mềm SPSS 16.0 đãđược sửdụng đểhỗtrợcho việc phân tích và trình bày dữliệu.
3.4.1.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha
Phân tích độtin cậy và giá trị của dữliệu khảo sát cũng như giá trị thang đo. Mục đích của bước này là kiểm tra sự tương quan giữa các biến quan sát và đánh giá độ tin cậy của các thang đo (hay biến quan sát) dựa trên mức độ tương quan các biến quan sát với yếu tố(sửdụng đánh giá Cronbach’s Alpha).
3.4.1.2 Thống kê mô tảvà Kiểm định giá trị bình qn
Sử dụng thống kê mơ tả đánh giá trung bình các nhóm 5 thành phần của hệ thống KSNB ban đầu nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN du lịch trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh.
Kiểm định giá trịbình quân nhằm đánh giá trung bình của các thành phần của hệthống KSNB so với giá trị bình quân là 3,đểthấy được thành phần nào là thực sự hữu hiệu. Nhằm trảlời cho câu hỏi: Hệ thống kiểm soát nội bộtại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh có hoạt động hữu hiệu? Giảthiết nghiên cứu:
H0: Điểm trung bình của từng thành phần ≤ 3 (thành phần đó hoạt động khơng hữu hiệu).
H1: Điểm trung bình của từng thành phần > 3 (thành phần đó hoạt động hữu hiệu).
3.4.1.3 Phân tích ANOVA
Mục tiêu của phân tích phương sai là so sánh trung bình của nhiều nhóm (tổng thể) dựa trên các sốtrung bình của các mẫu quan sát từcác nhóm này và thơng qua kiểm định giả thuyết để kết luận về sự bằng nhau của các số trung bình này. (Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2011)
Tác giảsửdụng phân tích phương sai một yếu tố ANOVA đểtrả lời cho câu hỏi thứ ba là các DN du lịch trên địa bàn tỉnh BìnhĐịnh thuộc các đối tượng khác nhau có khác nhau vềtính hữu hiệu của hệthống KSNB?
H0: Mức độ đánh giá bình qn giữa các nhóm đối tượng khác nhau về tính hữu hiệu của hệthống KSNB là giống nhau (tức là trung bình nhóm giống nhau).
H1: Mức độ đánh giá bình qn giữa các nhóm đối tượng khác nhau về tính hữu hiệu của hệthống KSNB là khác nhau (tức là trung bình nhóm khác nhau).
3.4.2 Trình bày dữliệu
Các công cụ thống kê như bảng tần số và tỷ lệ phần trăm được sử dụng để trình bày dữliệu.
Bảng biểu và sốliệu được sửdụng đểtrình bày các câu trảlời. Các bảng biểu này cung cấp tóm tắt, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ so sánh được các dữ liệu thu thập được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG3
Tóm lại, chương 3 đã cung cấp những thông tin liên quan đến phương pháp nghiên cứu được tác giảsử dụng để thực hiện đề tài. Bắt đầu chương 3 tác giả cho thấy quy trình nghiên cứu được thực hiện như thế nào, sau đó đi sâu vào giới thiệu mẫu và phương pháp chọn mẫu; cách thức thu thập dữ liệu, phương pháp khảo sát cũng như phương pháp phân tích và trình bày dữ liệu. Nội dung trình bày trong chương 3 chính là cơ sở nền tảng giúp cho tác giảcó thể đi sâu vào nghiên cứu đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại các DN du lịch Bình Định, từ đó mới có thể khái quát được kết quảnghiên cứu trong chương 4.