Phân tích độ tin cậy của thang đo và dữ liệu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.3 Phân tích độ tin cậy của thang đo và dữ liệu khảo sát

Mục đích của phân tích độtin cậy thang đo và dữliệu khảo sát là đánh giá sự tương quan giữa các biến quan sát trong từng nhóm thành phần tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB để xem biến quan sát có quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc đo lường tính hữu hiệu của hệthống KSNB. Khi Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì thang đo có thểchấp nhận được vềmặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt. Thông thường, độ tin cậy của một thang đo nên nằm trong khoản từ0,60,9; nếu độtin cậy cao quá chứng tỏcác câu hỏi thiết kếgần giống như nhau; còn nếu độtin cậy thấp quá, chứng tỏmột trong hai khả năng việc thiết kếbảng câu hỏi rất tệ, những câu hỏi không liên quan với nhau hoặc bảng câu hỏi được thiết kế tốt nhưng người trảlời bảng câu hỏi không chú tâm vào việc trả lời bảng câu hỏi. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 hoặc Cronbach’s Alpha if Item

Deleted (Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi) lớn hơn Cronbach’s Alpha của nhóm thì sẽbịloại. Ngược lại, biến đo lường đạt độtin cậy.

Căn cứ vào kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho từng nguyên tắc được trình bày trong bảng phụlục 6 “Kết quảxử lý đánh giá độtin cậy của thang đo và dữ liệu”, kết luận về độtin cậy thang đo và dữ liệu như sau:

(1) Nguyên tắc 1: Chứng tỏ cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo

đức: có 4 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,803. Các biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn0,803. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(2) Nguyên tắc 2: Trách nhiệm giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB: có 5 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,773. Các biến quan sát

đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn0,773. Kết luận tất cả cácbiến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(3) Nguyên tắc 3: Thiết lập cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm: có

3 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,718. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn0,718. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(4) Nguyên tắc 4: Thể hiện cam kết về năng lực: có 4 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,738. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn 0,738. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(5) Nguyên tắc 5: Trách nhiệm thi hành: có 5 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,838. Biến ‘Thực thi trách nhiệm thông qua cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm’ tuy có hệ số tương quan biến tổng là 0,505 > 0,3 (hệ số

tương quan nhỏ nhất trong nhóm), nhưng Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,844 > 0,838, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 4 biến còn lại được giữ lại.

(6) Nguyên tắc 6: Xác định mục tiêu phù hợp: có 11 biến quan sát;

Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,901. Biến ‘Phản ánh pháp luật bên ngoài và các quy định’ tuy có hệ số tương quan biến tổng là 0,447 > 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm), nhưng Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,902 > 0,901,

(7) Nguyên tắc 7: Nhận diện và phân tích rủi ro: có 5 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,882. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn 0,882. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(8) Nguyên tắc 8: Đánh giá rủi ro có gian lận: có 5 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,839. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn 0,839. Kếtluận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(9)Nguyên tắc 9: Nhận diện và phân tích những thay đổi quan trọng: có

3 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,779. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn0,779. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(10)Nguyên tắc 10: Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm sốt: có 6

biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,823. Biến‘Xem xét yếu tố đặc trưng

riêng của tổchức’tuy có hệ số tương quan biến tổng là 0,379 > 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm), nhưng Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,832 > 0,823, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 5 biến còn lại được giữ lại.

(11) Nguyên tắc 11: Lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát chung về cơng nghệthơng tin: có 4 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là

0,767. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn 0,767. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(12)Nguyên tắc 12: Triển khai các hoạt động kiểm sốt thơng qua các chính sách và thủ tục: có 6 biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,849. Các biến

quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha nếu bỏ đi mục hỏi đều nhỏ hơn0,849. Kết luận tất cả các biến trong nhóm đều đạt độ tin cậy.

(13) Nguyên tắc 13: Sử dụng thơng tin phù hợp: có 5 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,717. Biến ‘Duy trì chất lượng trong suốt q trình’có hệ số tương quan biến tổng là 0,276 < 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm) và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,744 > 0,717, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 4 biến còn lại được giữ lại.

(14) Nguyên tắc 14: Truyền thơng bên trong: có 4 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,714. Biến ‘Lựa chọn phương pháp truyền

thơng phù hợp’có hệ số tương quan biến tổng là 0,232 < 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm) và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,782 > 0,714, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 3 biến còn lại được giữ lại.

(15) Nguyên tắc 15: Truyền thơng bên ngồi: có 5 biến quan

sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,693. Biến ‘Truyền thông cho các đối tượng bên ngồi’ có hệ số tương quan biến tổng là 0,252 < 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm) và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,712 > 0,693, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 4 biến còn lại được giữ lại.

(16) Nguyên tắc 16: Tiến hành đánh giáliên tục và/ hoặc định kỳ: có 7 biến

quan sát;Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,791. Biến ‘Sử dụng nhân viên có năng

lực’ có hệ số tương quan biến tổng là 0,265 < 0,3 và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,801 > 0,791; Biến ‘Điều chỉnh phạm vi và tần suất’ có hệ số tương quan biến tổng là 0,287 < 0,3 và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,799 > 0,791 nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 5 biến còn lại được giữ lại.

(17) Nguyên tắc 17: Đánh giá và thông báo những khiếm khuyết: có 3

biến quan sát; Cronbach’s Alpha tổng nhóm là 0,648. Biến ‘Đánh giá kết quả’có hệ số tương quan biến tổng là 0,238 < 0,3 (hệ số tương quan nhỏ nhất trong nhóm) và Cronbach’s Alphal nếu bỏ đi mục hỏi sẽ là 0,824 > 0,648, nên không đủ điều kiện tin cậy cần loại bỏ, 2 biến còn lại được giữ lại.

Kết luận sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha

Sau khi kiểm định độtin cậy của thang đo, luận văn đã loại 9 biến như sau:

+ Thực thi trách nhiệm thông qua cơ cấu tổchức, quyền hạn và trách nhiệm.

(Tương ứng với mục hỏi Q17).

+ Phản ánh pháp luật bên ngoài và các quy định (Tương ứng với mục hỏi Q31). + Xem xét yếu tố đặc trưng riêng của tổchức(Tương ứng với mục hỏi Q48).

+ Duy trì chất lượng trong suốt quá trình(Tương ứng với mục hỏi Q65).

+ Lựa chọn phương pháp truyền thông phù hợp(Tương ứng với mục hỏi Q70).

+ Điều chỉnh phạm vi và tần suất(Tương ứng với mục hỏi Q82).

+ Đánh giá kết quả(Tương ứng với mục hỏi Q83).

4.4 Đánh giá tổng quát trung bình các thành phần trong hệthống KSNB tại cácDN du lịch BìnhĐịnh (sửdụng thống kê mô tả thang đo)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 63 - 67)