Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại các DN du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59 - 60)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại các DN du lịch Bình Định

Địnhảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệthống KSNB

4.1.1 Giới thiệu tổng quan vềhoạt động kinh doanh du lịch tại BìnhĐịnh

Bình Định là quê hương của các loại hình nghệ thuật, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, là nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc, nhiều làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Do đó, BìnhĐịnh là nơi có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú khá thuận lợi cho phát triển du lịch.

Trong những năm gần đây, Bình Định ln đạt tốc độ phát triển kinh tế ở mức cao, bình quân hàng năm đạt 17,1%. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷtrọng công nghiệp – dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2013,tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP đạt: 29,56% - 31,13% - 39,31%(Lê Hữu Lộc, 2014). Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng nhanh, bình qn tăng 16%/năm, ước đạt 5.480 tỷ đồng vào năm 2013. Như vậy, chúng ta thấy tỷ trọng các ngành du lịch chiếm khá cao và đang có xu hướng tăng dần. Bình Định đã và đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch với quyết tâm: “Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2015 là ngành kinh tế quan trọng, định hướng đến năm 2020 là ngành kinh tế mũi nhọn”.Đồng thời, để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết của Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh Bình Định đã chỉ rõ: “Phát triển du lịch nhanh và bền vững, từng bước đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế địa phương, từng bước đưa Bình Định thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của quốc gia và khu vực, góp phần chuyển dịchcơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều nghềcùng phát triển”.

Vềhoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh BìnhĐịnh, tính đến hếtnăm 2012, với giá trị vốn đầu tư phát triển du lịch lên đến 462 tỷ đồng đã tạo dựng cơ sởhạtầng phục vụdu lịch của tỉnhtương đối hoàn chỉnh, số khách do các cơ sở lưu trú phục vụ là 555.853 lượt khách và số khách do các cơ sởlữhành phục vụ là 7.754 lượt khách; đã mang lại doanh thu cho các cơ sở lưu trú là 126,2 tỷ đồng và cơ sởlữhành là 17,2 tỷ đồng. (Niêm giám thống kê, 2012)

Năm 2013, ngành du lịch BìnhĐịnh đón khoảng hơn 1,69 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm trước đó. Trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt hơn 138 ngàn lượt, tăng 15%. Tổng doanh thu du lịch đạt hơn 600 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Với những nỗlực của tỉnh BìnhĐịnh và các DN trên địa bàn, dựkiến năm 2014, tốc độ tăng trưởng khách BìnhĐịnh dựkiến khoảng 20%. (SởVHTT & DL BìnhĐịnh, 2013)

Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh có nhiều đặc thù, vì vậy hệ thống KSNB trong các DN này cũng chịu sự chi phối từ các đặc điểm kinh doanh cũng như đặc điểm tổchức quản lý tại các đơn vịkinh doanh du lịch.

4.1.2 Đặc điểm tổchức quản lý tại các doanh nghiệp du lịch BìnhĐịnh

Hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch Bình Định hiện nay gồm nhiều đơn vị, doanh nghiệp, gồm nhiều thành phần, do nhiều cấp nhiều ngành quản lý. Các doanh nghiệp có quy mơ và đặc điểm hoạt động khác nhau, có đơn vịchỉtiến hành kinh doanh một hoạt động, có đơn vịkinh doanh nhiều hoạt động, bao gồm cả hướng dẫn du lịch, vận chuyển, ăn uống, dịch vụdu lịch và dịch vụkhác.Tính đa dạng và phức tạp trong hoạt động kinh doanh của các DN du lịch BìnhĐịnh có thểlàm cho DN gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm sốt chi phí đầu vào cũng như kiểm sốt doanh thu đầu ra.

Cơ cấu tổchức quản lý kinh doanh của mỗi đơn vịcũng khơng hồn tồn giống nhau. Thông thường cơ cấu tổchức, quản lýởcác DN du lịch được tổchức theo cơ cấu trực tuyến chức năng (cơ cấu hỗn hợp) (Văn ThịThái Thu, 2013).Theo cơ cấu này, người lãnhđạo cao nhất của tổchức được sự giúp đỡcủa những người lãnhđạo chức năng đểchuẩn bịcác quyết định, hướng dẫn, và kiểm tra việc thực hiện quyết định. Tuy nhiên, người lãnh đạo phải thường xuyên giải quyết mối quan hệgiữa các bộphận trực tuyến và các bộphận chức năng. Điều này cũng gây khó khăn trong việc kiểm sốt trong nội bộDN.

Một sốDN du lịch lớn có nhiều đơn vịphụthuộc sẽ ảnh hưởng đến việc thu nhận, xửlý và cung cấp thông tin trong nội bộDN từ đó gây khó khăn trong việc kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 59 - 60)