Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31 - 32)

1.3 Rủi ro tín dụng đối với DNVVN

1.3.6 Nội dung hạn chế rủi ro tín dụng đối với DNVVN

Hạn chế RRTD là mối quan tâm hàng đầu của NHTM nhằm tạo ra sự phát triển bền vững, ổn định và mục đích của hạn chế RRTD khơng phải là né tránh rủi ro mà là hạn chế rủi ro ở một mức tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Việc hạn chế RRTD khơng có nghĩa là NHTM hạn chế lợi nhuận, mà hạn chế những tổn thất cho mình bằng cách đưa các điều kiện tín dụng như cầm cố, thế chấp hay cân nhắc tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm hạn chế khả năng khơng thu hồi được nợ.

Hạn chế RRTD đối với DNVVN là tổng thể những biện pháp, công cụ mà ngân hàng áp dụng nhằm hạn chế khả năng xuất hiện của RRTD và giảm bớt mức độ tổn thất do hậu quả bất lợi của rủi ro đó gây ra.

Về lý luận, để hạn chế RRTD đối với DNVVN trong cho vay, ngân hàng thực hiện các biện pháp sau đây:

Các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra RRTD trong cho vay DNVVN: thẩm định trước khi cho vay; chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng; giám sát và cưỡng chế thực hiện các điều khoản hạn chế của hợp đồng; giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của DNVVN, quy định giới hạn cho vay, quan hệ lâu dài với khách hàng DNVVN; thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay; đa dạng hóa hợp lý danh mục cho vay doanh nghiệp.

Các biện pháp hạn chế tổn thất do RRTD trong cho vay DNVVN gây ra: xử lý từ quỹ dự phòng RRTD; thanh lý TSBĐ; cơ cấu lại nợ đối với khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; chuyển giao rủi ro như bán nợ, chứng khốn hóa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)