Một số nghiên cứu trước về RRTD đối với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 42 - 45)

1.6 Một số các nghiên cứu trước đây

1.6.2 Một số nghiên cứu trước về RRTD đối với DNVVN

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sử dụng mơ hình Logistic để xây dựng mơ hình dự đốn RRTD đối với các DNVVN và có kết quả tốt ở nhiều thị trường.

Điển hình là nghiên cứu của I.Altman và Sabato (2007), nghiên cứu xây dựng mơ hình dự đốn RRTD đối với DNVVN tại thị trường Mỹ bằng mơ hình Logistic, với dữ liệu được lấy từ hơn 2.000 doanh nghiệp (có doanh thu nhỏ hơn 65 triệu đô la Mỹ) trong khoảng thời gian từ 1994-2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến Lợi nhuận trước

thuế, lãi vay và khấu hao/Tổng tài sản, Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản, Tiền mặt/Tổng tài sản và Lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao/Chi phí lãi vay có thể dự báo khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của các DNVVN;

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mơ hình Logistic cho kết quả tốt hơn so với kết quả dự đốn bằng mơ hình điểm số Z.

Nghiên cứu của Gunawidjaja và Hermanto (2013) về mơ hình dự đốn RRTD với các DNVVN trên thị trường Indonesia. Nghiên cứu sử dụng số liệu tại thị trường Indonesia với mẫu là 1.845 doanh nghiệp trong giai đoạn 2005-2007, theo kết quả của nghiên cứu này, ba chỉ số tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các DNVVN bao gồm tính

thanh khoản (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn), khả năng thanh toán lãi vay (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay+khấu hao/chi phí lãi vay), Kỳ thu tiền bình quân hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu (Khoản phải thu/Doanh thu bình quân ngày).

Nghiên cứu của Athaide (2009) nghiên cứu xây dựng mơ hình dự đốn RRTD đối với các DNVVN trên thị trường Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy Logistic với bảng dữ liệu của 4977 công ty với hơn 140 công ty vỡ nợ trong giai đoạn 2005-2008. Nghiên cứu xây dựng mơ hình dựa hồn toàn vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Mơ hình chỉ ra rằng chỉ số “Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn” là chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng đáng kể đến rủi ro tín dụng đối với DNVVN.

Tại Việt Nam một số tác giả đã sử dụng mơ hình Logistic để xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp như nghiên cứu của Hoàng Tùng (2011) nghiên cứu trên số liệu của một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng 7 biến: Tỷ suất nợ (nợ phải trả/Tổng tài sản), Đòn bẩy nợ (nợ phải trả/Vốn chủ

sở hữu), Tỷ suất tài sản ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản); số vòng quay tài sản (Doanh thu/tổng tài sản), tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu, tỷ suất sinh lời tài sản (Lợi nhuận/tổng tài sản), tỷ suất sinh lời Vốn chủ sở hữu (Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) có thể

dự đốn rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Việt Nam hầu hết là những doanh nghiệp lớn, có thơng tin tài chính khá minh bạch. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng mơ hình Logistic để dự báo RRTD cho

các DNVVN tại Việt Nam. Do đó tác giả vận dụng mơ hình Logistic để xây dựng mơ hình dự báo RRTD đối với DNVVN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua chương 1, nghiên cứu nêu ra cái nhìn khái quát về DNVVN, các đặc điểm của DNVVN Việt Nam; RRTD đối với DNVVN, các đặc điểm nhằm nhận biết RRTD đối với các DNVVN; các bài học về hạn chế RRTD của các nước trên thế giới có thể áp dụng cho các NHTM Việt Nam. Các cơ sở lý luận ở Chương 1 là nền tảng để Chương 2 đánh giá, phân tích thực trạng RRTD đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

Chương 1 cũng đưa ra các mơ hình dự báo RRTD trên thế giới, và lý do lựa chọn mơ hình Logistic để xây dựng mơ hình dự báo RRTD đối với DNVVN ở Chương 3 của nghiên cứu.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)