Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 71)

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay phải được thực hiện liên tục trong suốt q trình cấp tín dụng cho đến khi khách hàng chấm dứt mọi nghĩa vụ với ngân hàng và phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan, kịp thời và thể hiện được tinh thần

trách nhiệm cao của CBKT. CBKT phải đánh giá được tính trung thực của giao dịch và mức độ tuân thủ của CBTD trong q trình cấp tín dụng. Kết quả của việc kiểm tra giám sát phải được thể hiện bằng văn bản và lưu hồ sơ theo quy định để làm căn cứ theo dõi diễn biến tình hình sản xuất kinh doanh, diễn biến tín dụng của khách hàng.

Trên thực tế, việc kiểm sốt giải ngân và giám sát khoản vay cịn nhiều bất cập; đối với khách hàng là DNVVN việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng phải được thực hiện chậm nhất trong vòng 7 ngày đối với giải ngân tiền mặt và 15 ngày đối với giải ngân chuyển khoản; tuy nhiên, một số cán bộ đưa Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay cho khách hàng ký trước ngay sau khi giải ngân nhằm đối phó, hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay không phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định/phản ánh không đúng với thực tế kiểm tra. Ngoài ra, CBTD phải theo dõi và kiểm tra tình hình pháp lý, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo của khách định kỳ 3 tháng/lần, tuy nhiên hầu hết CBTD chưa thực hiện theo quy định của Vietinbank, CBTD không xuống trực tiếp kiểm tra khách hàng mà đợi khách hàng mang chứng từ lên dẫn đến việc CBTD không nắm bắt tình hình thực tế của khách hàng. Đối với khách hàng là DNVVN, CBTD còn phải giám sát các giao dịch chuyển tiền đến, tiền đi về tài khoản của khách hàng theo định kỳ hàng tháng, tuy nhiên, CBTD thường khơng có thời gian để kiểm tra tất cả các khách hàng theo quy định mà thường phó mặc cho CBKT (các CBKT tại BP.KTKSNBCN hoặc các CBKT theo đoàn) dẫn đến việc khi khách hàng gặp khó khăn về tình hình tài chính, chi nhánh khơng phát hiện kịp thời để có biện pháp hỗ trợ khách hàng hay thu hồi nợ tránh gây thất thoát cho Vietinbank. Theo báo cáo Kiểm tra chuyên đề nhóm KHLQ tháng 11/2013, gần 30% khách hàng được kiểm tra mắc lỗi không giám sát được nguồn thu của khách hàng, do khách hàng không chuyển doanh thu về tài khoản Vietinbank theo quy định. Việc khơng giám sát dịng tiền với nhóm KHLQ dẫn đến khách hàng chuyển tiền lòng vòng, sử dụng tiền cho vay đảo nợ.

Đối với TSBĐ, CBTD phải lập báo cáo tình hình TSBĐ định kỳ 3 tháng/lần; định giá lại TSBĐ 1 năm/lần theo quy định. Tuy nhiên, CBTD thường chỉ định giá lại TSBĐ 1 năm/lần khi hết thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, cần phải ký HĐTD mới. Việc báo cáo tình hình TSBĐ phần lớn khơng được thực hiện. Do đó, khi xử lý tài sản để thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn khi giá trị TSBĐ có thể khơng cịn đủ đảm bảo cho dư nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)