Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 77)

2.4 Đánh giá hoạt động hạn chế RRTD đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công

2.4.1 Các kết quả đạt được

Chuyển đổi mơ hình rủi ro tín dụng trên tồn hệ thống:

Mơ hình RRTD tập trung hóa khâu Kiểm sốt tín dụng và Kiểm soát giải ngân, tách bạch giữa khâu quan hệ khách hàng, bán hàng với khâu thẩm định và quyết định tín dụng, tăng tính chuyên nghiệp trong bán hàng, thẩm định, khai thác được các điểm mạnh của nhân viên ở từng vị trí cơng việc. Việc tư vấn, tìm kiếm khách hàng sẽ do cán bộ quan hệ khách hàng đảm nhận; thẩm định khách hàng sẽ do cán bộ phân tích đảm nhận; cán bộ tác nghiệp sẽ phụ trách việc cập nhật Hồ sơ khách hàng trên Hệ thống Incas, soạn thảo hợp đồng, trình TSC trong trường hợp phải trình TSC, gửi hồ sơ đến các bộ phận liên quan như Vietinbank AMC, sở giao dịch. RRTD được giảm đáng kể khi một cán bộ không đảm nhận nhiều khâu như trước.

Xây dựng quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định tín dụng và các văn bản hướng dẫn thẩm định tín dụng tại Vietinbank khá hồn thiện và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế về nội dung thẩm định. Nội dung thẩm định vừa cơ bản, vừa bao quát được các yếu tố có thể tiềm ẩn rủi ro của khách hàng. Những thông tin được yêu cầu để phục vụ chấm điểm tín dụng được thu thập đầy đủ và đánh giá tính chính xác trong quá trình thẩm định giúp cho kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng phản ánh đúng mức độ rủi ro của khách hàng. Các quy định về thẩm định tín dụng ln tồn tại một cơ chế mở để cán bộ thẩm định linh hoạt áp dụng cho từng đối tượng khách hàng.

Bên cạnh đó, nội dung thẩm định cân bằng và địi hỏi sự phù hợp giữa thơng tin tài chính và phi tài chính làm giảm bớt ý kiến chủ quan của cán bộ thẩm định trong quá trình thẩm định khách hàng.

Thành lập bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ độc lập với Kiểm toán nội bộ

Tháng 1/2013, khối rủi ro được thành lập, chức năng hoạt động của khối rủi ro tập trung vào việc (i) thiết lập cơ chế, chính sách, phương pháp luận về quản lý rủi ro đảm bảo nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro một cách hiệu quả; (ii) giám sát việc thực thi, tuân thủ các cơ chế, chính sách đó của các đơn vị kinh doanh và hỗ trợ. Khối rủi ro được thành lập theo đúng mơ hình ba vịng kiểm sốt theo tiêu chuẩn Basel 2 và thơng lệ trên thế giới, đóng vai trị vịng kiểm sốt thứ hai, giám sát và phối hợp với các đơn vị ở vịng kiểm sốt thứ nhất trong quản lý rủi ro hàng ngày và chịu sự kiểm sốt của vịng kiểm sốt thứ ba là bộ máy kiểm toán nội bộ.

Tháng 4/2013, 26 P.KTKSNB KV được thành lập (tiền thân là các phịng Kiểm tốn nội bộ khu vực trực thuộc Ban kiểm soát) trực thuộc P.KTKSNB TSC, đánh dấu một bước tiến quan trọng của khối rủi ro khi bắt đầu thực hiện vai trò của vịng kiểm sốt thứ hai. Các BP.KTKSNBCN được thành lập dưới sự quản lý của P.KTKSNB KV.

Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp hoạt động của chi nhánh, giám sát sự tuân thủ của chi nhánh dưới sự chỉ đạo của Ban điều hành. Trong khi bộ máy kiểm toán nội bộ thực hiện việc kiểm tra hoạt động của các chi nhánh dưới sự chỉ đạo của Ban kiểm soát. Sự độc lập trong cách vận hành, giúp phát huy được vai trị chức năng của mơ hình RRTD.

Xây dựng hệ thống giám sát từ xa:

Trong năm 2013, hàng loạt hệ thống cảnh báo, giám sát ra đời như SYSMON, MIS, VIC… mỗi chương trình đóng một vai trị quan trọng riêng trong việc giám sát từ

xa hoạt động của chi nhánh. Qua SYSMON, các giao dịch bất thường, các khoản tái cơ cấu, nợ nhóm 2, nợ xấu; các sai phạm của chi nhánh về lãi suất, tài khoản … được các P.KTKSNB KV thực hiện giám sát hàng ngày và báo kết quả về P.KTKSNB TSC. Hệ thống MIS quản lý số liệu về hoạt động của chi nhánh như nguồn vốn, dư nợ, nợ xấu, các vấn đề liên quan đến TSBĐ. Hệ thống VIC giúp BP.KTKSNBCN giám sát hàng ngày tất cả các giao dịch giải ngân, tài trợ thương mại phát sinh tại chi nhánh; lưu vết về hồ sơ của khách hàng, giúp ích cho các đoàn kiểm tra sau hay cảnh báo kịp thời các giao dịch ẩn chứa rủi ro.

Xây dựng bộ mã lỗi - Đánh giá KPI tuân thủ của chi nhánh:

Tháng 3/2014 Bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ ban hành bộ mã lỗi tuân thủ dành cho mục đích xếp hạng KPI tuân thủ chi nhánh. Bộ mã lỗi được phân theo từng nghiệp vụ : vi phạm chung, tín dụng, kế tốn, huy động vốn, thẻ, TTTM…; theo luồng công việc quan trọng của nghiệp vụ đó; cơng đoạn trong luồng cơng việc đó; các chốt kiểm soát quan trọng bị vi phạm; chi tiết hơn từng phần của chốt kiểm sốt. Ngồi ra, các đơn vị tại TSC cũng phải chịu trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ, mã lỗi tương ứng.

Mã lỗi được tính theo từng cấp độ: lỗi rất nghiêm trọng, lỗi nghiêm trọng, lỗi ít nghiêm trọng.

Lỗi rất nghiêm trọng: là lỗi về đạo đức nghề nghiệp, lỗi trọng yếu vi phạm quy định của Vietinbank và quy định của pháp luật;

Lỗi nghiêm trọng: là lỗi quan trọng vi phạm quy định của Vietinbank và quy định của pháp luật;

Lỗi ít nghiêm trọng: là lỗi theo quy định của Vietinbank nhưng có mức độ ảnh hưởng khơng lớn đến hoạt động của Vietinbank.

Vào ngày 20 hàng tháng, P.KTKSNB KV dựa vào báo cáo của BP.KTKSNBCN, kết quả giám sát hàng ngày của KV, kết quả kiểm tra trực tiếp toàn diện chi nhánh/theo chuyên đề sẽ thực hiện tổng hợp các lỗi vi phạm của chi nhánh trong Báo cáo giám sát tháng; lỗi được quy đổi, từ đó tính KPI tuân thủ của chi nhánh (KPI tuân thủ chiếm tỷ trọng 15% trong tổng điểm KPI của chi nhánh); KPI của giám đốc chi nhánh; KPI của lãnh đạo phòng, KPI của từng cán bộ.

Bảng 2.12: Mức điểm trừ KPI tuân thủ

Xếp hạng tuân thủ chi nhánh

Mức độ tuân thủ Điểm trừ KPI tuân thủ A Tốt 0% B Khá 25% C Trung bình 50% D Yếu 75% E Rất yếu 100%

(Nguồn: Quy định nội bộ của Vietinbank)

Xây dựng hệ thống phân quyền phê duyệt tín dụng:

Tháng 3/1014 hệ thống phê duyệt tín dụng LOS, CLIM được áp dụng chính thức cho cả hệ thống Vietinbank. CBTD sẽ khơng thực hiện trình hồ sơ trên giấy, mà sẽ thực hiện trên hệ thống. Các cán bộ được cấp “user” và được phân quyền theo vị trí cơng việc mà mình đảm nhận.

Chi nhánh chỉ được duyệt ở mức phán quyết của chi nhánh (tùy theo hạng của chi nhánh, quy định của TSC theo từng thời kỳ). Hạn chế tối đa rủi ro các chi nhánh tự ý phê duyệt các khoản vay vượt mức phán quyết của chi nhánh.

Quy trình thẩm định TSBĐ qua Vietinbank AMC tạo sự minh bạch, chính xác, giảm thiểu rủi ro đối với việc nhận TSBĐ đối với những khoản vay có giá trị lớn. Quy trình thẩm định TSBĐ với Vietinbank AMC quy định rõ ràng các bước thực hiện, phối hợp giữa chi nhánh và Vietinbank AMC, giảm thiểu rủi ro phát sinh từ việc chi nhánh định giá tài sản quá cao so với giá trị thực tế của tài sản, nhận TSBĐ khơng có thật, đang tranh chấp…

Theo quy định của Vietinbank, các khoản vay có giá trị trên 2 tỷ đồng, TSBĐ của khoản vay đó bắt buộc phải được Vietinbank AMC định giá, giảm thiểu được rủi ro về TSBĐ, do đó rủi ro về TSBĐ chỉ có thể xảy ra đối với các khoản vay dưới 2 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)