Hoạt động thẩm định, cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 60 - 62)

Vietinbank xây dựng quy định chặt chẽ về thẩm định tín dụng, áp dụng cho tất cả đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với từng khách hàng có đặc điểm khác nhau, cán bộ phân tích và thẩm định tín dụng sẽ tự linh hoạt áp dụng quy định cho phù hợp.

Đối với khách hàng là DNVVN nội dung thẩm định bao gồm: Sự đầy đủ, tính trung thực, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ khách hàng. Tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án

Dự kiến lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng (rủi ro pháp lý, rủi ro kinh doanh, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá…)

Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro (biện pháp quản lý nguồn thu, dòng tiền của khách hàng, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản, thỏa thuận về Điều khoản bảo hiểm của đối tượng hình thành từ vốn vay theo quy định pháp luật, thỏa thuận về điều khoản duy trì, điều khoản hạn chế trong Hợp đồng cấp tín dụng …)

Đề xuất được nội dung cho vay và các điều khoản tín dụng. 2.3.1.1 Thẩm định thông tin khách hàng và hồ sơ khách hàng cung cấp:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD phải đối chiếu và kiểm tra sự đầy đủ, tính trung thực, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp, đối chiếu với các nguồn thông tin thu thập được (nếu có sự khác biệt thì yêu cầu khách hàng giải thích hoặc trực tiếp kiểm tra thực tế để xác minh). Ngoài tài liệu do khách hàng cung cấp, CBTD phải thu thập các thông tin khác liên quan đến khách hàng, phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng từ các nguồn: cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, internet… trường hợp phức tạp có thể thuê chuyên gia tư vấn thẩm định…

Tuy nhiên, việc kiểm tra thông tin cơ bản của khách hàng thường bị CBTD xem nhẹ nhất trong quá trình thẩm định. Một số CBTD khơng rà sốt mối quan hệ của khách hàng với các khách hàng khác đang quan hệ tín dụng tại Vietinbank để xác định nhóm KHLQ cấp 1, cấp 2.

CBTD cũng thiếu sự phán xét, kiểm tra với các cơ quan ban ngành liên quan về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp thông qua Mã số thuế doanh nghiệp dẫn đến nhiều trường hợp đã ngừng kinh doanh nhưng vẫn cho vay gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng; khơng đánh giá kỹ tính hợp lý và hợp pháp của các quyết định bổ nhiệm chức danh, biên bản họp hội đồng thành viên về việc vay vốn dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các thành viên trong quá trình xử lý nợ.

2.3.1.2 Thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

Hoạt động SXKD của DNVVN chịu tác động rất lớn bởi người quản lý doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp, do đó các yếu tố được quan tâm trong qua trình thẩm định đó là kinh nghiệp quản lý, năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý, điều hành doanh nghiệp. Việc thẩm định số năm hoạt động trong ngành của doanh nghiệp cũng đóng vai trị rất quan trọng, do các DNVVN thường hoạt động phụ thuộc vào một số nhà cung cấp và tiêu thụ hàng hóa, chủ yếu dựa vào các mối quan hệ có sẵn của chủ doanh nghiệp.

Việc đánh giá tình hình tài chính của các DNVVN chủ yếu được dựa trên Báo cáo quyết toán thuế hoặc Báo cáo nội bộ, độ tin cậy của các báo cáo này không cao do cả hai loại báo cáo này đều được lập ra để phục vụ mục đích của nhà điều hành doanh nghiệp. Hơn nữa, báo cáo tài chính của DNVVN thường thiếu một bộ phận quan trọng để đánh giá dòng tiền là báo cáo lưu chuyển tiền tệ nên kết quả thẩm định chưa phản ánh đúng về tình hình tài chính của khách hàng.

Việc thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào việc thu thập thông tin của CBTD, sự trung thực, tính độc lập, khách quan của CBTD.

2.3.1.3 Thẩm định phương án kinh doanh và nhu cầu cấp GHTD

Đối với phương án vay vốn lưu động thường xuyên, liên tục: CBTD đánh giá phương án dựa trên kế hoặc sản xuất kinh doanh hàng kỳ của khách hàng. Quản lý thu nợ từ tỷ trọng dòng tiền bán hàng qua tài khoản khách hàng mở tại Vietinbank. Tuy nhiên nhiều khách hàng mặc dù có mở tài khoản tại Vietinbank nhưng dịng tiền bán hàng không qua tài khoản, do đó khơng thể quản lý được nguồn thu nợ.

Đối với phương án đơn lẻ hoặc phương án vay vốn lưu động để đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh mới: CBTD cần đánh giá phương án dựa trên thương vụ cụ thể đó, chú trọng xem xét hợp đồng đầu ra. Đối với các phương án sản xuất kinh doanh phức tạp, quy mô lớn CBTD không đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu để thẩm định dự án; do đó rủi ro có thể xảy ra khi kế hoạch kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng không được đánh giá đúng.

Trong thực tế, một số cán bộ chỉ quan tâm đến việc thẩm định TSBĐ, chưa chú trọng đến việc thẩm định phương án kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động của khách hàng, việc thẩm định qua loa, sơ sài dẫn đến việc cho vay với phương án, thời hạn vay vốn, không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và chu kỳ luân chuyển vốn của khách hàng, không phù hợp với thời gian thu hồi vốn từ phương án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)