Các vấn đề về nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77)

2.4 Đánh giá hoạt động hạn chế RRTD đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công

2.4.2.1 Các vấn đề về nhân sự

Chi nhánh: từ năm 2013 P.KSGN, P.KSGN kéo dài, P.ĐGXH & PDGHTD, P.ĐGXH & PDGHTD kéo dài, P.KTKSNB đi vào hoạt động; nguồn nhân sự của các phòng này chủ yếu được lựa chọn từ các CBTD có kinh nghiệm của chi nhánh. Khi mơ hình đi vào hoạt động, nhân sự tại các chi nhánh thiếu trầm trọng. Các cán bộ được tuyển mới cần có thời gian học hỏi, đào tạo; tuy nhiên, do khối lượng công việc quá lớn, việc đào tạo CBTD không được bài bản, thiếu kinh nghiệm thực tế và bản lĩnh nghề nghiệp dễ dẫn đến sai lầm trong đánh giá, thẩm định khách hàng. Mặt khác, các quy trình quy định của Vietinbank về kiểm tra sau giải ngân, giám sát khách hàng khá chặt chẽ, yêu cầu CBTD phải tốn nhiều thời gian và công sức; tuy nhiên, CBTD lại bị ép chỉ tiêu quá cao. Do đó, việc giám sát sau giải ngân thường được thực hiện sơ sài hoặc khơng thực hiện.

Mơ hình RRTD mới phân chia cán bộ tại các phịng đảm nhiệm các vị trí cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ phân tích và cán bộ tác nghiệp; tuy nhiên do thiếu nhân sự tại chi nhánh, một cán bộ vẫn kiêm nhiệm nhiều vị trí như cũ; đặc biệt tại các PGD thường

Các đơn vị thuộc TSC: Số lượng hồ sơ cần phê duyệt/rà soát tại các phịng ban thuộc TSC ln bị q tải, mặt khác các cán bộ TSC bị áp KPI về số lượng hồ sơ, giao dịch phải phê duyệt/giám sát; một số cán bộ có tâm lý xuê xoa, tin tưởng chi nhánh, do đó việc phê duyệt/giám sát hồ sơ vẫn phát sinh nhiều sai sót. Các P.KTKSNB KV nằm trải dài cả 148 chi nhánh, đặc biệt các BP.KTKSNBCN ở tỉnh thường có tâm lý nể nang chi nhánh, do xuất thân là cán bộ của chi nhánh và sợ mơ hình chuyển đổi sẽ bị trả về chi nhánh. Ngoài ra, chưa có chế độ đãi ngộ riêng đối với các vị trí khác nhau, các cán bộ tại BP.KTKSNBCN thường có tâm lý bị “bỏ rơi”, trừ các khu vực tại địa bàn TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội, các khu vực khác đều nằm ở các tỉnh, một KV phụ trách nhiều chi nhánh nằm trên địa bàn các tỉnh khác nhau, trong khi BP.KTKSNBCN thường chỉ có 2 đến 3 cán bộ, trong khi P.KTKSNB KV nằm ở xa, không kịp thời quan tâm và giải quyết các vấn đề phát sinh giữa chi nhánh và BP.KTKSNBCN, dẫn đến việc một số CBKT xin trở lại về chi nhánh.

Ngoài ra, các CBKT không được đào tạo thường xuyên, khối lượng công việc quá nhiều nên khơng có thời gian nghiên cứu, cập nhật các quy định mới của Vietinbank do đó khơng kịp thời phát hiện các sai phạm của chi nhánh.

2.4.2.2 Mơ hình quản lý rủi ro thường xuyên thay đổi

Tháng 4/2012 chuyển đổi mơ hình giai đoạn 1, thành lập phịng Quản lý rủi ro tại chi nhánh. Tháng 4/2013, mô hình quản trị RRTD tập trung mới chính thức đưa vào hoạt động, giải tán phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh, thành lập các P.KTKSNB KV, các BP.KTKSNBCN; P.KSGN; P.ĐGXH & PDGHTD. Dự kiến cuối năm 2014 sẽ thành lập Khối vận hành, lúc đó nhiệm vụ của chi nhánh chỉ cịn đảm nhận khâu quan hệ khách hàng, bán hàng; các khâu còn lại sẽ do các bộ phận thuộc Khối vận hành của TSC đảm nhận. Sự thay đổi trong vài năm trở lại đây giúp cho Vietinbank hạn chế, phòng ngừa rủi ro một các đáng kể, tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế nhất định.

Mỗi khi mơ hình mới ra đời thường xun gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của cả hệ thống Vietinbank do các văn bản quy định, hướng dẫn thường ra sau, dẫn đến các quy định chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Chi nhánh thường phải tự mày mò theo mơ hình mới, sau đó khi các văn bản chính thức được ban hành thường yêu cầu chi nhánh phải chỉnh sửa các sai sót đã thực hiện khi chưa có quy định gây tốn thời gian và nguồn lực của chi nhánh.

Việc chuyển đổi mơ hình liên tục cũng gây xáo trộn lớn về mặt nhân sự, khi các vị trí cơng việc thường xun thay đổi, gây khó khăn cho cán bộ, đặc biệt những cán bộ lớn tuổi khi vừa quen với công việc lại phải thay đổi.

2.4.2.3 Chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Việc chấm điểm XHTD đối với khách hàng là các DNVVN tại các chi nhánh thường rất sơ sài, qua loa. CBTD thường nâng điểm ở các chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng để khách hàng được áp dụng mức lãi suất ưu đãi hoặc đủ điều kiện cho vay. Tỷ trọng điểm các chỉ tiêu tài chính chỉ chiếm 35%, trong khi các chỉ tiêu phi tài chính chiếm 65% cũng làm cho CBTD dễ dàng thay đổi kết quả chấm điểm XHTD của khách hàng, khi chỉ cần thay đổi một vài điểm trong các chỉ tiêu phi tài chính là có thể tăng điểm XHTD của khách hàng; khiến cho việc chấm điểm XHTD khách hàng khơng cịn ý nghĩa.

2.4.2.4 Giám sát sau khi cấp tín dụng

Việc giám sát sau khi cho vay được thực hiện bởi CBTD. Tuy nhiên, CBTD chưa thực sự nắm được tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau giải ngân. Việc kiểm tra thường thực hiện sơ sài chiếu lệ, mang tính chất đối phó. Cán bộ thực hiện kiểm tra cũng khơng đủ kiến thức chuyên mơn để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đặc biệt khi khách hàng cố tình che dấu, làm giả thơng tin đối với một số mặt hàng khó kiểm sốt như nông sản, thép, than…Đã có trường hợp khách hàng cố

tình làm giả hóa đơn cung cấp cho ngân hàng; nếu khơng có nhiều kinh nghiệm, CBTD sẽ khó lịng phát hiện.

2.4.2.5 Xử lý và phân loại nợ

Một số chi nhánh vẫn chưa thực hiện đúng chỉ đạo về phân loại nợ. Một số trường hợp, khách hàng nhảy nhóm nợ cao hơn, khi khách hàng trả được nợ đã chuyển sang nợ nhóm 1 ngay mà khơng để thời gian thử thách. Một số trường hợp, khi phát hiện khách hàng đã mất hoàn toàn khả năng trả nợ chi nhánh vẫn âm thầm xử lý nợ và khoản vay chỉ nhảy nhóm cao tương ứng với thời gian quá hạn.

Chưa có biện pháp quyết liệt, triệt để, nhanh chóng trong vấn đề xử lý nợ: do trong quá trình kiểm tra giám sát sau khi cho vay, cán bộ chưa nắm được hết tình trạng kinh doanh của khách hàng, nên khi nợ xấu xảy ra, phải tốn rất nhiều thời gian để gặp gỡ, tìm hiểu nguyên nhân và thuyết phục khách hàng.

Chi nhánh cũng không thực sự mạnh dạn trong việc phân loại đúng nhóm nợ của khách hàng. Do các khoản nợ xấu sẽ phải trích lập dự phịng rủi ro theo quy định, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh.

Việc xử lý tài sản để thu hồi nợ đối với khách hàng là DNVVN nhiều khi gặp khó khăn khi khách hàng khơng hợp tác, hoặc vị trí TSBĐ khơng đẹp gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

2.4.2.6 Phân cấp, phân quyền phê duyệt tín dụng

Phân cấp phân quyền phê duyệt tín dụng góp phần hạn chế rủi ro tín dụng, tuy nhiên, việc hồ sơ phải thông qua nhiều bước gây tốn rất nhiều thời gian. Nhiều khách hàng than phiền quy trình của Vietinbank quá phức tạp và chuyển sang ngân hàng khác vay vốn. Mặc dù có văn bản quy định thời gian giải quyết, phê duyệt hồ sơ của các cán bộ phê duyệt, nhưng trên thực tế, thời gian phê duyệt thường kéo dài hơn so với quy định.

Ngoài ra, cán bộ phê duyệt chỉ thực hiện phê duyệt trên cơ sở hồ sơ được luân chuyển trên chương trình quản lý hồ sơ, khơng trực tiếp đi thẩm định khách hàng. Đối với khách hàng DNVVN, hồ sơ thực tế thường không “chuẩn” theo quy định, nên cán bộ phê duyệt thường yêu cầu chi nhánh phải bổ sung thêm hồ sơ, gây mất thêm nhiều thời gian của chi nhánh, hoặc từ chối phê duyệt cho chi nhánh mặc dù khách hàng thực sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả, dẫn đến mất khách hàng tốt.

Một số cán bộ phê duyệt quá tin tưởng chi nhánh, không xem kỹ hồ sơ, dẫn đến việc hồ sơ TSC phê duyệt nhưng vẫn có sai sót, rủi ro hoặc đưa ra những yêu cầu bổ sung hồ sơ khơng hợp lý.

2.4.2.7 Văn hóa tn thủ chưa tốt ở một số chi nhánh:

Nhận thức rủi ro tại một số chi nhánh chưa đầy đủ dẫn đến cán bộ không thực hiện đầy đủ quy trình, quy định. Tại một số chi nhánh khi bị đoàn kiểm tra bắt lỗi không kiểm tra sử dụng vốn theo đúng quy trình, lãnh đạo chi nhánh than phiền về quy trình, quy định của Vietinbank mà khơng tính đến các rủi ro xảy ra khi khơng thực hiện kiểm tra sử dụng vốn theo quy định. Đối với các khoản vay thuộc mức phê duyệt của chi nhánh, lãnh đạo chi nhánh thường tin tưởng đối với các CBTD có nhiều kinh nghiệm, do đó việc kiểm sốt mang tính hình thức nên bị một số CBTD lợi dụng khe hở kiểm soát để gian lận gây ra các rủi ro

Công tác quản lý, giám sát đào tạo chưa hiệu quả: Lãnh đạo chi nhánh không quan tâm đúng mức tới công tác đào tạo, đánh giá và bố trí cán bộ, khơng nắm được các dấu hiệu suy giảm đạo đức, hành vi của cán bộ, khơng bố trí cán bộ kiểm sốt chéo, độc lập trong q trình thực hiện nghiệp vụ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

RRTD đối với DNVVN. Từ đó làm căn cứ để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế RRTD đối với DNVVN tại Vietinbank trong Chương 4.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH LOGISTIC TRONG PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG ĐỚI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, tình hình nợ xấu tại Vietinbank cũng như các NHTM tăng nhanh chóng, chỉ trong quý 1 năm 2014, nợ xấu của Vietinbank đã tăng 67%, cho thấy rằng mơ hình quản trị RRTD tại Vietinbank cịn nhiều bất cập.

Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng của Vietinbank áp dụng cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp. Chưa có mơ hình cụ thể áp dụng cho các khách hàng là DNVVN.

3.1 Thiết kế mơ hình phân tích RRTD

3.1.1 Mơ hình nghiên cứu

Mơ hình hồi quy Logistic nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Nghiên cứu này sẽ vận dụng mơ hình Logistic để dự đốn xác xuất trả được nợ của doanh nghiệp dựa vào thông tin các biến độc lập được đưa vào mơ hình.

Bảng 3.1: Cấu trúc dữ liệu của mơ hình

Biến Loại

Phụ thuộc Nhị phân

Độc lập Liên tục hoặc rời rạc

(Nguồn: Nghiên cứu của Hoàng Tùng, (2011))

Phương trình:

log𝑒𝑃(𝑦 = 1)

3.1.2 Các biến nghiên cứu

3.1.2.1 Biến phụ thuộc

Mơ hình nghiên cứu đó lường xác xuất vỡ nợ của DNVVN, do đó biến phụ thuộc trong nghiên cứu này là xác xuất trả được nợ của doanh nghiệp.

Trong đó, Y là biến nhị phân:

Y=0: nếu khơng trả được nợ (có rủi ro tín dụng) Y=1: nếu trả được nợ (khơng có rủi ro tín dụng)

Theo Basel II, doanh nghiệp có RRTD khi xuất hiện ít nhất một trong các dấu hiệu sau: - Khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng với đối tác

- Vốn lưu động ròng < 0

- Giá thị trường của doanh nghiệp < Tổng nợ phải trả 3.1.2.2 Biến độc lập

Bảng 3.2 Các biến được độc lập được sử dụng trong mơ hình

Nhóm Mã

hóa

Chỉ tiêu Cách tính Giả

thiết Thanh

Khoản

X1 Tiền/Tổng tài sản Tiền/Tổng tài sản + X2 Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn + X3 Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn + Đòn bẩy X4 Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu - X5 Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu Nợ/Vốn chủ sỡ hữu - Hoạt động X6 Vòng quay Vốn lưu động

Doanh thu thuần*2/(Tài sản ngắn hạn đầu kỳ+Tài sản ngắn hạn cuối kỳ)

+

X7 Doanh thu/Tổng tài sản

Doanh thu/Tổng tài sản +

X8 Nợ phải trả/Doanh thu Nợ phải trả/Doanh thu - Hiệu quả X9 Lợi nhuận chưa phân

phối/ Tổng tài sản

Lợi nhuận chưa phân phối/ Tổng tài sản

+ X10 EBIT/Tổng tài sản EBIT/Tổng tài sản + (+/-: tác động cùng chiều /ngược chiều đến khả năng trả nợ)

Dự kiến dấu của hệ số 𝛽 của các biến độc lập:

𝛽1 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Tiền/Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Tiền/Tổng tài sản càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng tốt.

𝛽2 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Nợ phải trả/Nợ ngắn hạn có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này càng cao, nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp càng thấp hơn theo nghiên cứu của Athaide (2009).

𝛽3 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Hệ số thanh tốn ngắn hạn có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Nếu chỉ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính của doanh nghiệp.

𝛽4 sẽ mang dấu âm, do chỉ số Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tương quan nghịch với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của doanh nghiệp càng lớn.

𝛽5 sẽ mang dấu âm, do chỉ tiêu Tổng nợ/Vốn chủ sỡ hữu có mối tương quan nghịch với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ này cho biết quan hệ giữa vốn

huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào vốn vay. Doanh nghiệp chịu rủi ro thấp hơn.

𝛽6 sẽ mang dấu dương, do chỉ tiêu Vòng quay Vốn lưu động có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do tỷ số Doanh thu thuần*2/(Tài sản ngắn hạn đầu kỳ+Tài sản ngắn hạn cuối kỳ) đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lưu động. Số vòng quay tài sản lưu động còn cho biết mỗi đồng tài sản lưu động đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Do vậy, chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

𝛽7 sẽ mang dấu dương, do chỉ số Doanh thu/Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay). Chỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, chỉ số này càng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng tốt.

𝛽8 sẽ mang dấu âm, do chỉ tiêu Nợ phải trả/Doanh thu có mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Nợ phải trả/Doanh thu càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng thấp.

𝛽9 sẽ mang dấu dương, do tỷ lệ Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản có mối quan hệ tương quan thuận với biến phụ thuộc Y (biến trả được vốn vay), do khi tỷ lệ Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản càng lớn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao, khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn càng tốt.

𝛽10 sẽ mang dấu dương, do tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản càng cao thường cho biết hiệu quả của một doanh nghiệp khi sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận từ các tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng cao, khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp càng lớn.

3.1.3 Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm 250 khách hàng là DNVVN đang có quan hệ tín dụng tại Vietinbank, trong đó có 36 khách hàng đang có nợ xấu tại Vietinbank (đang có RRTD).

Nhóm 36 khách hàng đang có nợ xấu sẽ nhận giá trị Y=0; Nhóm 214 khách hàng trả nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nhgiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)