Sự cần thiết nâng cao chất lượng công tác lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 32 - 35)

Tài liệu lưu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, khoa học, lịch sử được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức và các cá nhân. Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa quan trọng trên các phương diện sau:

- Ý nghĩa chính trị: tài liệu lưu trữ cung cấp những thông tin cần thiết, đáng tin cậy

để nghiên cứu xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển đất nước; là bằng chứng lịch sử để đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc; đấu tranh chống lại các thế lực thù địch; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, tài liệu lưu trữ là minh chứng về vai trò lãnh đạo của Đảng trong từng thời kỳ lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào của dân tộc.

- Ý nghĩa kinh tế: tài liệu lưu trữ có giá trị trong việc xây dựng và phát triển kinh

tế. Việc nghiên cứu, sử dụng triệt để tài liệu lưu trữ sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân.

- Ý nghĩa khoa học: tài liệu lưu trữ phản ánh khách quan hoạt động sáng tạo của xã

hội đương thời nên nó mang tính khoa học cao, đó khơng chỉ là bằng chứng của sự phát triển khoa học mà còn mà còn phục vụ cho các đề tài khoa học, là nền tảng cho những thế hệ sau nghiên cứu tiếp và ứng dụng những thành tựu đã đạt được nghiên cứu vào thực tiễn.

- Ý nghĩa về lịch sử: tài liệu lưu trữ là nhân chứng lịch sử vì nó ln gắn liền và

phản ánh chân thực quá trình hoạt động của một con người, một cơ quan, tổ chức và các sự kiện của một quốc gia trong suốt tiến trình lịch sử. Vì vậy tài liệu luu trữ là nguồn thơng tin chính xác nhất, chân thực nhất để nghiên cứu lịch sử.

- Ý nghĩa về văn hóa, xã hội: tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa đặc biệt của quốc gia,

nó phản ánh trung thực, trực tiếp q trình lao động sáng tạo của nhân dân qua các thời kỳ lịch sử, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp chúng ta có được sự hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về quá trình phát triển, tiến trình lịch sử và cội nguồn văn hóa dân tộc. Tài liệu ghi

nhận, phản ánh các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống, các lễ hội, tập quán văn hóa, sinh hoạt của các dân tộc, các địa phương, các cơng trình kiến trúc, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của đất nước, là nguồn tư liệu để nghiên cứu và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Với những ý nghĩa trên, tài liệu lưu trữ được ghi nhận là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ nhu cầu khai thác tài liệu của xã hội về chính trị, kinh tế, khoa học, lịch sử ...., góp phần cung cấp thơng tin phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; việc bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ quốc gia là cơng việc có tính ngun tắc bắt buộc mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải quan tâm. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng công tác lưu trữ để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã khái quát được những điểm sau:

- Thứ nhất, làm rõ được khái niệm của tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ, nội dung công tác lưu trữ, phân cấp quản lý nhà nước và khẳng định được vai trị, ý nghĩa của cơng tác lưu trữ; nếu làm tốt công tác lưu trữ thì sẽ có rất nhiều ý nghĩa, tác dụng đối với các quốc gia, địa phương, các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội.

+ Đối với sự phát triển của đất nước: tài liệu lưu trữ có ý nghĩa lớn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội .... vì vậy, cơng tác lưu trữ thực sự có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

+ Đối với các cơ quan, tổ chức: công tác lưu trữ được tổ chức tốt sẽ giúp cho các cơ quan, tổ chức lưu trữ đầy đủ và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động trong q trình thực hiện cơng việc.

Bên cạnh đó, cơng tác lưu trữ cịn góp phần đảm bảo cho các hoạt động của nền hành chính nhà nước được thơng suốt; đây cũng là mục tiêu, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Thứ hai, khái quát được quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với công tác lưu trữ: tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; việc bảo vệ an toàn và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là nhiệm vụ chủ yếu của công tác lưu trữ.

- Thứ ba, đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng cơng tác lưu trữ trên cơ sở một số văn bản quy định về đánh giá chất lượng công tác lưu trữ; làm rõ sự cần thiết phải đánh giá chất lượng công tác lưu trữ.

- Thứ tư, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác lưu trữ. - Thứ năm, nêu rõ sự cần thiết nâng cao chất lượng công tác lưu trữ.

- Thứ sáu, đưa ra một số bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng.

Nội dung chương 1 là những tiền đề để phân tích thực trạng chất lượng cơng tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)