Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 70 - 72)

3.2. Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác lưu trữ nhằm phục vụ

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác lưu trữ

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ X xác định phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: tiếp tục phát triển kinh tế với nhịp độ nhanh, bền vững. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng con người phát triển tồn diện. Tăng cường cơng tác bảo vệ và cải thiện mơi trường. Chủ động ứng phó thích ứng với biến đổi khí hậu, phịng tránh thiên tai. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Tiếp tục tạo sự chuyển biến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận. Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động bộ máy nhà nước. Tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tập trung xử lý tốt các mối quan hệ giữa yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng với khả năng về nguồn lực, vấn đề môi sinh, môi trường, giải quyết an sinh xã hội về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật là một nhiệm vụ bắt buộc của các cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mọi hoạt động quản lý đều phải dựa trên pháp luật và văn bản pháp luật trở thành công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Cũng như các hoạt động khác, trong hoạt động lưu trữ, các văn bản quản lý cần phải được ban hành kịp thời, thường xuyên, liên tục để bắt kịp với nhu cầu của thực tiễn. Ngoài ra, phải định kỳ tiến hành rà soát xem quy định nào khơng cịn phù hợp, cần phải bổ sung, chỉnh sửa, góp phần thúc đẩy công tác lưu trữ phát triển.

Các Đại hội Đảng toàn quốc gần đây nhất của Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; để thực hiện chiến lược đó, một phương hướng, nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Trong q trình đó, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác lưu trữ là một yêu cầu cấp thiết. Trong lĩnh vực này, việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước đối với công tác lưu trữ được coi là một nội dung quan trọng hàng đầu để bảo đảm cho cơng tác này có thể phát triển nhanh và đúng hướng. Vì vậy, cần chú trọng ban hành những văn bản chỉ đạo chung đối với các cơ quan, tổ chức; các văn bản đó cần khẳng định những quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với công tác lưu trữ; tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và xã hội đối với tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ; xác định những nguyên tắc, biện pháp chủ yếu và có tính thống nhất cao về cơng tác lưu trữ. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Nội vụ, các văn bản hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Chi cục Văn thư – Lưu trữ cần tham mưu xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nội dung công tác lưu trữ tại tỉnh, bao gồm: công tác tổ chức, biên chế; công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác kiểm tra, thanh tra các quy định về lưu trữ; công tác quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử.

Bên cạnh đó, Chi cục Văn thư – Lưu trữ phải thường xuyên tham mưu Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ lưu trữ đến các cơ quan, tổ chức trong

tỉnh. Ngoài ra, cần tham mưu cho Sở Nội vụ trong việc cụ thể hóa các văn bản pháp luật về lưu trữ, áp dụng đúng quy định và phù hợp với thực tiễn địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác lưu trữ trên địa bàn tỉnh đồng nai đến năm 2025 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)