5. Kết cấu luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng
Để có thể hiểu được một chuỗi cung ứng vận hành như thế nào, thì nhất thiết phải xác định được các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Việc xác định các yếu tố này tuy được nghiên cứu từ lâu bởi nhiều tác giả, nhưng trong luận văn này, tác giả sẽ chủ yếu dựa vào kết quả từ cơng trình nghiên cứu của Henry và cộng sự (2012); vì sự cập nhật, tính kế thừa trong cơng trình này. Dưới đây chính là các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.
1.4.1. Sự bất ổn về mặt môi trường
1.4.1.1. Môi trường doanh nghiệp
Yếu tố này liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và cấp độ của sự tin tưởng và cam kết giữa các bên. Môi trường doanh nghiệp cũng liên quan đến kì vọng của cơng ty về chất lượng, thời gian giao hàng, sự cạnh tranh trong ngành và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể đáp ứng kịp thời và hiệu quả với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp nhận ra rằng, việc
mở rộng hoạt động ra nước ngoài là lựa chọn tối ưu, ngay cả khi việc này đồng nghĩa với gia tăng sự bất ổn trong hoạt động. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu của Henry (2012) sự bất ổn định về mặt mơi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng rủi ro này có thể phịng tránh, giảm thiểu nếu như doanh nghiệp chủ động hình thành mối quan hệ chiến lược với các nhà cung cấp chủ chốt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc lên chiến lược để giải quyết sự bất ổn về môi trường trong chuỗi cung ứng, để giúp cho chuỗi hoạt động hiệu quả hơn.
1.4.1.2. Sự hỗ trợ của chính phủ
Việc chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc nhập khẩu ngun vật liệu thơ, sản phẩm từ nước ngồi hay sử dụng nguyên liệu trong nước. Ngồi ra, nó cịn bao gồm việc chính phủ thực thi các chuẩn mực, quy định, chính sách, tiêu chuẩn ngành. Mặt khác, việc tăng cường giao dịch từ thị trường nước ngoài cũng mang đến nhiều vấn đề phức tạp như rào cản ngôn ngữ, vận chuyển, chi phi vận chuyển, tỷ giá, thuế quan và các thủ tục pháp lý.
1.4.1.3. Bất ổn từ mơi trường nước ngồi
Khi doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu thô từ thị trường nước ngoài, cần thiết phải nắm rõ các nhân tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi, cụ thể sự bất ổn chính trị tại một nước sẽ làm tăng rủi ro của các nhà cung cấp tại nước đó, làm dẫn đến quyết định không đầu tư hay là thay đổi chiến lược và quyết định của doanh nghiệp. Những bất ổn có thể gặp là về tôn giáo, môi trường, ngơn ngữ, văn hóa, hạn chế trong giao tiếp, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động chuỗi cung ứng.
1.4.2. Công nghệ thông tin
Cơng nghệ viễn thơng và máy tính cho phép tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng giao tiếp lẫn nhau. Việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng rút ngắn thời gian chờ, tiết kiệm giấy tờ, chứng từ và những hoạt động không cần thiết khác. Mặt khác, công cụ hỗ trợ cho công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động quản trị chuỗi cung ứng, được phân loại thành hai cơng cụ chính: cơng cụ hỗ trợ giao tiếp và cơng cụ hỗ trợ hoạch định.
1.4.2.1. Công cụ hỗ trợ giao tiếp
Các công cụ này được sử dụng để hỗ trợ việc truyền tải thông tin, dữ liệu và giao tiếp giữa các bên thương mại, cụ thể bao gồm các công cụ như EDI, EFT, mạng intranet), internet và extranet. Cụ thể, công cụ EDI được ứng dụng cho quy trình thu mua (đặt đơn hàng, tình trạng đơn hàng và theo dõi đơn hàng). Hệ thống này hoạt động giống như một cuốn ca-ta-lơ điện tử giúp khách hàng có thể nhận được thơng tin kích thước, chi phí của một sản phẩm cụ thể.
1.4.2.2. Công cụ hỗ trợ hoạch định
Công cụ hỗ trợ cho việc hoạch định hoạt động quản trị chuỗi cung ứng được thiết lập, nhằm mục đích tích hợp hoạt động lên kế hoạch tìm kiếm nguồn cung trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Một vài công cụ hoạch định phổ biến là: công cụ hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP), hay phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Cụ thể, MRP là cơng cụ cho phép tổ chức có thể lên kế hoạch sản xuất để đáp ứng kịp thời hạn, dựa trên định mức nguyên vật liệu, mức độ tồn kho…
Ngồi ra, cịn vài cơng cụ IT khác cũng được xây dựng nhằm hỗ trợ việc thực hiện và quản lý nhiều hoạt động và mối quan hệ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Công cụ này bao gồm: quản lý hàng tồn kho (Data Warehouse), quản lý hoạt động phân phối (DRP) và quản lý dịch vụ khách hàng (CRM).
1.4.3. Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ đóng vai trị quan trọng trong việc đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Thật vậy, việc hợp tác và tích hợp các hoạt động với nhà cung cấp cũng như
việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Theo đó, quản trị chuỗi cung ứng có mối liên hệ trực tiếp với quản trị các mối quan hệ, chủ yếu là mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng.
1.4.3.1. Mối quan hệ với nhà cung cấp
Doanh nghiệp có xu hướng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách khác nhau, và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn được nhu cầu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Cũng theo nghiên cứu, thì trong sản phẩm hay hàng hóa, thì dễ dàng tìm thấy mối quan hệ đối nghịch chủ yếu dựa vào giá cả giữa người mua và nhà cung cấp. Loại quan hệ với nhà cung cấp này, khơng đem lại việc cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng. Để có thể mang lại lợi ích cho chuỗi cung ứng, thì việc phát triển hợp tác và liên minh mà đem lại lợi ích cho 2 bên cần phải được chú trọng. Mối quan hệ hiệu quả, là khi nó cho phép các bên cơ hội được chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro, nhằm đạt được lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của toàn chuỗi.
1.4.3.2. Mối quan hệ với khách hàng
Thị trường toàn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng và chi phí khác nhau. Kết quả là, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lượng. Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao hơn và giao hàng nhanh hơn. Chính vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến lược của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này.
1.4.4. Sự thỏa mãn của khách hàng
Nhận thức của khách hàng không phải lúc nào cũng tương đồng với nhận thức của nhà sản xuất. Khách hàng có thể coi trọng tiêu chí chi phí thấp, giao hàng đúng thời điểm, hay nhận được sản phẩm tùy chỉnh theo ý muốn của mình. Theo Henry (2012), thì nhà sản xuất và nhà bán lẻ ln nỗ lực tìm kiếm những chính sách hậu mãi
khả thi, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng lên mức cao nhất. Hơn thế nữa, nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng việc quản lý mối quan hệ giữa khách hàng-doanh nghiệp- nhà cung cấp sẽ giúp hoàn thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi, gia tăng thỏa mãn khách hàng, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.