Kết quả khảo sát hoạt động lập kế hoạch cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện nhằm quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 52 - 54)

(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4) Kết quả khảo sát trong bảng 2.4 cho thấy các quản lý hiện tại đánh giá tốt về công tác lập kế hoạch thông qua tỷ lệ đồng ý với tiêu chí đáp ứng các đơn hàng thường xuyên (giá trị trung bình đạt 4.21). Tuy nhiên, họ vẫn chưa hài lòng về khả năng đáp ứng các đơn hàng gấp và đột xuất với giá trị trung bình trong đánh giá chỉ đạt 2.13. Giá trị độ lệch chuẩn trong các câu trả lời khoảng 0.6 thể hiện sự đồng đều trong các ý kiến phản hồi.

Đơn hàng gấp và đột xuất ở đây là những đơn hàng với thời gian sản xuất ngắn, thời gian giao hàng bị rút ngắn so với thông thường, xuất hiện khi một số mã hàng bắt kịp xu hướng người tiêu dùng, được bán rất chạy dẫn đến hết hàng tồn kho để bán và cần bổ sung hàng sớm.

Bảng 2.6: Tổng hợp tỷ trọng đơn hàng gấp và đột xuất của Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012 đến sáu tháng đầu năm 2015

Theo trên ta có thấy, tỷ trọng đơn hàng gấp và đột xuất liên tục tăng mạnh qua các năm và đến 6 tháng đầu năm 2015 lên tới 33.25%. Tuy nhiên, hiện tại Uniqlo vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để có thể đáp ứng tốt những đơn hàng loại này.

Đánh giá chung về thực trạng hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Ưu điểm: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng đơn giản và nguồn thông tin phục vụ cho dự báo đa dạng và khá tin cậy. Nhờ vậy, bộ phận kinh doanh có thể nhanh chóng lập được kế hoạch bán hàng khá chính xác, điều này cũng góp phần giúp cho các kế hoạch tài chính được đảm bảo.

Nhược điểm: Việc lập kế hoạch dựa vào sản lượng bán được của năm trước và

do bộ phận kinh doanh lập nên tính chủ quan cịn khá cao, chỉ dựa phần lớn vào kế hoạch bán hàng, không xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng phòng khi đơn hàng gấp và đột xuất. Cụ thể, năm 2013 sản lượng của Uniqlo thực tế đạt 106.52% so với kế hoạch, nhưng đến năm 2014 thì tỷ lệ này chỉ đạt 96.56% (giảm gần 10% so với cùng kì năm trước). Ngoài ra, hiện tại việc xây dựng kế hoạch bán hàng trung và dài hạn chưa được chú trọng nên lãnh đạo công ty và các giám đốc phụ trách sản xuất vẫn chưa thống nhất theo đuổi chiến lược tồn kho.

2.3.2 Tìm nguồn cung cấp (Source)

Để thành công và phát triển trong môi trường kinh doanh như hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu “đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng” và “tối thiểu hóa chi phí”. Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành may vốn có nguyên phụ liệu đầu vào đa dạng về chủng loại và số lượng, nên việc chủ động, chú trọng trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp là điều rất quan trọng. Theo đó, mọi doanh nghiệp đều nên chú trọng vào hoạt động tìm nguồn cung cấp bao gồm: tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào (đặt hàng), tuyển chọn nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng.

Tuyển chọn nhà cung cấp

Khu vực miền Bắc Khu vực miền Nam Nhà máy sợi 3 1 10 Nhà máy dệt vải 8 12 40 Nhà máy nhuộm 7 3 20 Nhà máy in 4 2 15 Nhà máy cung cấp phụ liệu may (kim, chỉ, nút, dây kéo,...)

3 2 30

Nhà máy may gia công 19 30 65

Nhà cung cấp

Việt Nam

Nước ngồi

cơng ty thương mại đề nghị. Bên cạnh đó, cơng ty cũng để cho cơng ty thương mại chủ động trong việc xây dựng nên các tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Uniqlo chỉ giữ vai trò quyết định là lựa chọn nhà cung cấp nào phù hợp. Mặt khác, vì đặc thù ngành may trải qua rất nhiều quy trình, cơng đoạn, nên Uniqlo có xu hướng lựa chọn các nhà cung cấp theo hướng chun mơn hóa, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện nhằm quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)