5. Kết cấu luận văn
1.6. Đặc điểm chuỗi cung ứng dệt may của Uniqlo tại Việt Nam
1.6.1. Đặc điểm của chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam
Ngành Dệt may Việt Nam sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, đến nay đã vươn lên trở thành ngành kinh tế hàng đầu cả nước, với kim ngạch xuất khẩu đóng góp từ 10%-15% GDP hàng năm. Việt Nam hiện là một trong 5 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới với thị phần 4%-5%. Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật (chiếm trên 75% kim ngạch xuất khẩu hàng năm) với các sản phẩm may mặc chủ yếu là các sản phẩm từ bông và sợi tổng hợp cho phân khúc thị trường cấp trung và thấp. Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào phần thứ 3 trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu là Cắt và May, sản xuất theo phương thức gia công đơn giản, thiếu khả năng cung cấp trọn gói, nên giá trị gia tăng cịn thấp. Ngồi ra, dệt may Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu (khoảng 70%), chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tuy nhiên, liên tiếp hai năm trở lại đây, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu phụ liệu dệt may, khẳng định bước đầu cho sự tự chủ. Theo thống kê của Tập đoàn dệt may Việt Nam (VINATEX) trong năm 2013, Việt Nam có 5,982 cơng ty dệt may, với lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lực lượng lao động tồn quốc. Phần lớn các cơng ty được đặt tại miền Nam (62%), còn lại nằm ở miền Bắc (30%), miền Trung và Tây Nguyên (8%). Trong đó, các cơng ty may chiếm tỷ trọng lớn (70%), cịn lại là các cơng ty dệt (17%), kéo sợi (6%), nhuộm (4%), và ngành công nghiệp hỗ trợ (3%).
Mặt khác ngành dệt may là minh họa điển hình của chuỗi giá trị do người mua quyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó, các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, các nhà bn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trị then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các thương hiệu mạnh với
chiến lược th gia cơng tồn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này. Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Gereffi và Memodovic (2003) có thể chia chuỗi giá trị dệt may làm năm phân khúc chính như sau:
Hình 1.5: Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
(Nguồn: Gereffi and Memodovic,”Global Value Chain in textile industry”,2003)
Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (2013), trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may, khâu có lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại. Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu đi các nước nói chung và Nhật Bản nói riêng, hiện nay chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản
phẩm cuối cùng, chỉ đóng vai trị là nhà sản xuất trong chuỗi cung ứng; được đánh giá là tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất, với tỷ suất lợi nhuận chỉ chiếm khoảng 5% - 10%. Mặc dù Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may, nhưng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu là các nhà thầu phụ cho các nhà thầu may trong khu vực, hầu như không thực hiện quá trình thiết kế và khơng có khả năng tự thiết kế và xây dựng thương hiệu. Cụ thể, hợp đồng dạng CMT (Cut-Make-Trim-gia công thuần túy) và FOB (Free on Board-mua nguyên liệu, bán thành phẩm) chiếm hơn 95% tồng giá trị kim ngạch xuất khẩu, trong đó CMT chiếm 75.3% và FOB là 21.2%. Chỉ có khoảng 2%-3% giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam là ODM (Original Design Manufacturing – chủ động từ nguyên liệu, thiết kế, sản xuất thành phẩm).
1.6.2. Đặc điểm chuỗi cung ứng của Uniqlo tại Việt Nam
Chuỗi cung ứng hiện tại của công ty Uniqlo là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain: sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trường và khách hàng chọn lựa những nhà cung cấp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình); được tổ chức liên kết theo chiều dọc bao gồm đầy đủ thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng cụ thể
- Nhà cung cấp: nhà cung cấp bao gồm cả nội địa và nước ngồi được Uniqlo
chính thức lựa chọn sau khi đã thảo luận và thống nhất với bên thương mại hoặc bên nhà máy sản xuất. Nhà cung cấp ở đây chủ yếu là: nhà cung cấp bông, nhà cung cấp sợi, nhà máy vải, nhà cung cấp phụ liệu, v.v...
- Nhà sản xuất: Nhà sản xuất chính cho Uniqlo trong chuỗi cung ứng là các nhà
máy may gia công theo đơn đặt hàng của công ty. Đặc biệt, với quan điểm tối thiểu hóa chi phí hoạt động, đẩy mạnh sự hợp tác làm ăn lâu dài, Uniqlo không đầu tư xây dựng nhà máy, mà chủ trương tìm kiếm các đối tác kinh doanh để thuê ngoài (outsource) tồn bộ quy trình sản xuất hàng. Đây là điểm khác biệt của Uniqlo so với một số thương hiệu S.P.A khác. Mặt khác, sau thời gian dài
xây dựng và phát triển Uniqlo đã xây dựng được mạng lưới các đối tác rộng khắp thế giới tập trung ở Trung Quốc, Bangladesh, Cambodia,... Trong đó thị trường Việt Nam có tới hơn 40 nhà máy may gia công cho Uniqlo.
- Nhà phân phối: Công ty Uniqlo hiện tại hoạt động kinh doanh theo hai phương
thức là thương mại trực tiếp và thương mại gián tiếp, và ứng với mỗi phương thức thì sẽ có những nhà phân phối khác nhau. Cụ thể, với hàng hóa xuất đi thị trường Nhật (thương mại gián tiếp), nhà phân phối ở đây sẽ là các công ty thương mại lớn của Nhật hợp tác với Uniqlo như Mitsubishi, Marubeni, Itochu v.v… Ngược lại, với thương mại trực tiếp (hàng xuất đến các quốc gia khác trừ Nhật Bản) nhà phân phối sẽ chính là cơng ty Uniqlo, với hệ thống quản lý, phân phối của mình.
- Nhà bán lẻ: Vì cơng ty Uniqlo cấu trúc hoạt động kinh doanh theo mơ hình
S.P.A, vì thế nên họ chính là nhà bán lẻ đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thông qua các chuỗi cửa hàng bán lẻ độc quyền và nhượng quyền của mình ở khắp nơi trên thế giới. Mặt khác, khi xét đến chuỗi cung ứng tại Việt Nam thì các cửa hàng bán lẻ Uniqlo chính là khách hàng cấp 1 của các công ty thương mại.
- Khách hàng cuối cùng/người tiêu dùng: Những khách hàng hay người tiêu dùng
là những người mua và sử dụng sản phẩm. Ở đây, khách hàng của Uniqlo là người tiêu dùng tại khắp các nơi mà Uniqlo có cửa hàng phân phối.
Bên cạnh các thành phần cơ bản kể trên, thì ngồi ra cơng ty cũng hợp tác với rất nhiều nhà cung cấp các dịch vụ khác về công nghệ thông tin, vận tải logistics, nghiên cứu thị trường, v.v...
Các công ty, văn phòng đại diện sản xuất ở châu Á như Trung quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh và ở châu Âu như Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trị quản lý, giám sát sản xuất để đảm bảo cho sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng và thời gian giao hàng của cơng ty đề ra.
Hình 1. 6: Mơ hình cấu trúc chuỗi cung ứng của Uniqlo Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)