Dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện nhằm quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 77 - 79)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1 Dự báo về định hướng và tiềm năng phát triển ngành dệt may Việt Nam

trong tương lai

Cùng với sự phát triển của điện thoại di động, ngành dệt may và thời trang đang là lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây. Cụ thể theo báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, xuất khẩu dệt may là một trong 2 ngành có kim ngạch lớn nhất, năm 2014 đạt 24.5 tỷ USD, tăng trên 19% so với năm 2013. Chỉ tính riêng mặt hàng may mặc đạt trên 21 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2013, còn lại là giá trị xuất khẩu xơ sợi dệt đạt trên 3 tỷ USD. Trong đó thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá tốt. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Mỹ có

mức tăng trưởng khá, đạt 9.8 tỷ USD (2014), tăng 12.6%; nếu so với các quốc gia cạnh tranh trên thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn đầu với 2 con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí cịn tăng trưởng âm (Trung Quốc tăng chưa tới 1%, Ấn Độ tăng 6%, Indonesia, Bangladesh và Cambodia tăng trưởng âm). Thị trường EU đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 3,4 tỷ USD, tăng 17%, tăng từ 1% (trong năm 2013) lên 1,98% (trong năm 2014). Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD tăng 9%, thị phần tăng từ 6,01% lên 6,61%.

Mặt khác, cũng theo ông Lê Tiến Trường, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu để thâm nhập các thị trường mới, triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngay tại thị trường truyền thống của ngành còn rất lớn. Cụ thể, như thị trường EU, khi FTA Việt Nam – EU được ký kết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Đối với thị trường Nhật Bản, Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán TPP cùng với Nhật Bản. Ngoài ra, việc các nhà đầu tư Nhật tăng đầu tư vào vùng sản xuất nguyên phụ liệu trong ngành dệt may tại Việt Nam đã tạo cho ngành dệt may Việt Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, với đà tăng trưởng như năm 2014 cộng với sức hút từ các FTA sắp ký kết, Vitas dự kiến, ngành dệt may có thể đạt mức kim ngạch xuất khẩu từ 28 đến 28,5 tỷ USD, tăng 15,9% trong năm 2015. Ngồi ra, các FTA sắp có hiệu lực đều quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ từ sợi (TPP), từ vải (EU), các doanh nghiệp dệt may đang tích cực đầu tư cho việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm xuất khẩu. Hiệp hội cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có thể chủ động được hơn 60% vải

Mới đây nhất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã chính thức được thông qua vào đầu tháng 10 năm 2015, kết thúc chuỗi vòng đàm phán kéo dài hơn 5 năm với 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam; đây được xem là sự kiện lịch sử, có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối Việt Nam. Cụ thể , theo các kết quả tính tốn, việc tham gia TPP sẽ giúp xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu không tham gia TPP. Trong số các ngành hàng được hưởng lợi thế của Việt Nam, trong đó, lợi ích cốt lõi là ngành dệt may, bởi có tới 60% kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam được xuất khẩu vào các nước trong khối TPP. Với những cơ hội rộng mở phía trước khi TPP hồn tất, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể cán đích 25 tỷ USD xuất khẩu trước năm 2020 và nâng tỷ lệ nội địa hóa lên mức 60% thay vì gần 50% như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện nhằm quản trị chuỗi cung ứng của công ty trách nhiệm hữu hạn uniqlo việt nam đến năm 2020 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)