5. Kết cấu luận văn
2.3 Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo
2.3.3 Sản xuất (Make)
Theo chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty Uniqlo, thì cơng đoạn sản xuất đóng vị trí trung tâm trong chuỗi, nằm sau hoạt động cung cấp và phía trước hoạt động phân phối. Vì theo đuổi triết lý tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu suất, nên Uniqlo chủ trương thuê ngoài cho bên thứ 3 thực hiện tồn bộ cơng đoạn sản xuất, may gia cơng hàng cho mình. Mặt khác, tồn bộ quy trình tuyển chọn, đặt hàng cho nhà máy sản xuất hàng cho thị trường Nhật cũng tương tự so với việc tuyển chọn, đặt hàng các nhà cung cấp khác. Các công ty thương mại cũng thay mặt Uniqlo trong việc kí kết hợp đồng đặt hàng trực tiếp với nhà máy.
Hình 2.5: Quy trình sản xuất của nhà máy may gia công cho Uniqlo
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Chú giải:
chuyền sản xuất, ứng với mỗi công đoạn sản xuất.
+ Q.C*: Q.C của bên công ty thương mại, hoạt động tại nhà máy, ứng với mỗi công đoạn sản xuất.
+ Đ: đạt; KĐ: không đạt, S: sửa chữa; H: hỏng (bị loại thành phế phẩm). + K: kỹ thuật.
Theo sơ đồ trên có thể thấy, quy trình sản xuất hàng cho Uniqlo được bắt đầu từ giai đoạn thiết kế, tại đây bộ phận thiết kế của Uniqlo tại trụ sở Tokyo sau khi đã thống nhất được ý tưởng cho sản phẩm, sẽ gửi thông tin cho bộ phận làm mẫu của cơng ty thương mại, sau đó nhà máy sẽ tiến hành may mẫu sản phẩm rồi gửi cho bộ phận thiết kế của Uniqlo kiểm duyệt. Nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn làm rập, mẫu cho sản xuất đại trà.
Từ giai đoạn này trở đi, thì ứng mỗi cơng đoạn trong quy trình sản xuất của nhà máy, thì đều có bộ phận QC của nhà máy và QC của công ty thương mại tham gia kiểm tra chất lượng. Phế phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ cơng đoạn nào của quy trình, từ lúc làm mẫu lần đầu đến lúc hình thành sản phẩm cuối cùng. Đó là những chi tiết khơng đạt chất lượng nhưng không thể sửa chữa nên bị loại ra. Ngoài ra, để tăng cường giám sát và đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, Uniqlo còn chủ trương đặt văn phòng sản xuất tại các quốc gia nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất hàng cho công ty như tại Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ,... tại đó những nhân viên, giám đốc phụ trách quản lý sản xuất sẽ đại diện công ty tham quan xưởng sản xuất hàng tuần, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra phải theo tiêu chuẩn của Uniqlo quy định. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình kiểm xưởng, kiểm hàng, Uniqlo sẽ lập tức phản hồi lại với bên nhà máy và công ty thương mại, đề nghị đưa hướng cải thiện và thời hạn thay đổi.
Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn
5 Hàng nhận được không đạt chất lượng yêu cầu 3.45 0.71
6 Giao hàng đúng theo kế hoạch xuất hàng đề ra 1.89 0.66
Chỉ tiêu
Tên lỗi 2012 (%) 2013 (%) 2014 (%)
Sót chỉ may 20 25 24
Sai đơn vị SKU 17 19 18
Khác màu 19 20 21
Hình dáng xấu 8 10 9
Khác 36 26 28
Mặt khác, Uniqlo còn quy định với nhà máy là tồn bộ lơ hàng trước khi xuất đi Nhật của nhà máy, đều phải được kiểm duyệt bởi bên kiểm định thứ 3 do Uniqlo chỉ định, như Kuwahara, PQC, Tokinaga,.... Cụ thể, nhà máy sẽ đặt lịch kiểm với bên thứ 3 sao cho đảm bảo trước thời gian giao hàng, bên thứ 3 sẽ dựa vào số lượng xuất hàng của nhà máy, tiến hành lấy tỷ lệ 2.5% tổng đơn hàng để kiểm tra. Nếu tỷ lệ lỗi nhỏ hơn hoặc bằng 0.3% thì lơ hàng được phép xuất, cịn trên 0.3% thì phải bị dừng lại để tái kiểm, sau đó nếu đạt mới được phép xuất đi.
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát hoạt động sản xuất
(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4) Theo kết quả khảo sát ở trên, thì các trưởng quản lý đánh giá tiêu chí hàng hóa nhận được khơng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Uniqlo u cầu, có giá trị trung bình cao (3.45).
Bảng 2.10: Tổng hợp các lỗi chất lượng phổ biến của nhà máy trong giai đoạn 2012 – 2014
(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng sản phẩm của Uniqlo giai đoạn 2012-2014) Thật vậy, khi kết hợp giữa điều tra số liệu của nhà máy với báo cáo của các
trưởng cửa hàng thì 3 lỗi chất lượng phổ biến nhà máy thường mắc phải cụ thể như sau:
+ Sai đơn vị SKU (Stock keeping unit_Đơn vị trữ hàng chuẩn): cụ thể là sai khác giữa số lượng trong thùng và hàng thực tế, thông tin của phụ liệu may và hàng thực tế bị khác nhau, hàng xuất cho thị trường khác lại xuất nhầm sang Nhật, v..vv.
+ Sót chỉ may: sản phẩm bị lỗi sót chỉ tại nhiều điểm trọng yếu (dài từ 1.5 – 3cm); đây là điểm chất lượng mà công ty cam kết thực hiện và người tiêu dùng Nhật rất chú tâm đến vấn đề này.
+ Khác màu: hàng bị khác mã màu, hay cùng mã màu nhưng bị khác ánh màu khi đem so với nhau.
Ngồi ra, tiêu chí giao hàng theo đúng kế hoạch đề ra của nhà máy cũng không được đánh giá cao, với giá trị trung bình thấp (1.89). Qua khảo sát với nhà máy, đa phần những lô bị trễ lịch xuất hàng hầu hết là do nguyên nhân sau: hầu hết các đơn hàng của Uniqlo đặt cho nhà máy số lượng đều rất lớn trên 500,000 – 1,000,000 sản phẩm, vì việc kiểm tỷ lệ 2.5% của bên thứ 3 dù với tỷ lệ lỗi nhỏ (nhưng vẫn lớn hơn 0.3% như 0.47, 1%..) thì theo quy định vẫn phải tái kiểm tồn bộ lơ hàng nên gây ra chậm trễ, khó khăn trong việc giao hàng, dẫn tới nhiều lần hàng không đến kịp ngày bán hàng mong muốn. Mặt khác, việc đặt hàng với số lượng lớn cho mỗi lần xuất còn khiến Uniqlo chịu nhiều rủi ro, đặc biệt nếu sự cố vận tải xảy ra là sẽ dẫn đến khơng có hàng để bán kịp mùa, gây sụt giảm doanh số, mất lòng tin khách hàng và ảnh hưởng tới uy tín cơng ty.
Đánh giá về thực trạng hoạt động sản xuất
Ưu điểm: Nhìn chung, quy trình sản xuất cho Uniqlo được bố trí sắp xếp có tính hệ thống, chặt chẽ thuận tiện cho việc giám sát và quản lý. Bên cạnh đó, nhà máy cũng có hệ thống QC tại từng cơng đoạn nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu và sớm để tránh thiệt hại, tổn nhất cho nhà máy lẫn công ty Uniqlo.
Nhược điểm: Tuy quy trình tương đối hồn thiện, nhưng hiện tại quy trình sản
xuất của các nhà máy cung cấp hàng cho Uniqlo đang phải đối mặt với 2 vấn đề chính là hàng xuất đi khơng đạt chất lượng yêu cầu với tỷ lệ lỗi cao, trong đó sai SKU gửi hàng, sót chỉ may và khác màu và hàng hóa xuất khơng đúng kế hoạch. Cụ thể, quy trình cịn thể hiện ra vấn đề cốt lõi của việc xuất hàng trễ hơn kế hoạch, lại xuất phát từ việc kiểm hàng tỷ lệ 2.5% của bên thứ ba.