Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28)

6. Kết cấu của đề tài

1.1. Xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương

1.1.6.2. Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp

Khi đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp, cần đánh giá trên các phương diện như: tầm quan trọng, chu kỳ sống,…Thông qua những đánh giá này có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp thông qua sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp.

- Thông tin sản phẩm của doanh nghiệp: Sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá trên các phương diện như vai trị sản phẩm đới với xã hội và nền kinh tế, chu kỳ đời sống của sản phẩm, tiềm năng của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm,…

- Thông tin thị trường của doanh nghiệp: được đánh giá trên các phương diện quy mô thị trường tiềm năng, thị phần của doanh nghiệp, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Như vậy, thông qua việc đánh giá những thông tin trên có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp thông qua sản phẩm. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, người đánh giá cần đánh giá lần lượt từng sản phẩm, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp của mỗi sản phẩm đối với doanh nghiệp để xác định vị thế của doanh nghiệp. Các kết quả đánh giá sẽ cho thấy vị thế cạnh tranh hiện tại, tương lai và

những triển vọng sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp, từ đó thể hiện mức độ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp.

1.1.6.3. Quản trị doanh nghiệp

Một doanh nghiệp muốn nâng cao vị thế cạnh tranh và hướng tới sự phát triển bền vững thì cơng tác quản trị doanh nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Do đó, khi tiến hành đánh giá XHTN doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như:

- Thông tin về công nghệ - thiết bị của doanh nghiệp: công nghệ thuộc loại lạc hậu hay hiện đại sẽ quyết định việc sản xuất ra những sản phẩm ngày càng hoàn hảo với chi phí giảm hay không. Điều này thể hiện qua năng suất máy móc thiết bị, công nghệ hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng, chiến lược đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp đang hướng tới.

- Thông tin về nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp: chất lượng của nguyên liệu có thể tác động mạnh mẽ đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp chế biến, sản xuất thì tính ổn định và khả năng có thể thay thế của nguyên liệu đầu vào là yếu tố hàng đầu cần phải đề cập đến.

- Thông tin về quy mô, địa điểm hoạt động và loại hình doanh nghiệp: trên phương diện pháp lý và kinh doanh thì chủ sở hữu doanh nghiệp hồn tồn có quyền lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà mình sở hữu, quy mơ và địa điểm hoạt động của chính doanh nghiệp đó.

Một doanh nghiệp được quản trị tốt, sử dụng hiệu quả các ng̀n lực có thể đạt được những thành công ngay cả khi điều kiện môi trường kinh doanh gặp những bất lợi. Vì vậy, thơng qua những đánh giá này có thể thấy rõ tính hiệu quả của các hoạt động quản trị bên trong của doanh nghiệp.

1.1.7. Hồn thiện Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

Hiện nay, để phòng ngừa rủi ro tín dụng các Ngân hàng thương mại đang tự xây dựng cho mình một hệ thớng quản lý rủi ro tín dụng riêng. Một trong những phương pháp đó là xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ hồn chỉnh. Đới với mỗi ngân hàng, việc xây dựng hệ thớng xếp hạng tín nhiệm có

thể được thực hiện theo từng quy định riêng của ngân hàng đó. Tuy nhiên, một hệ thớng xếp hạng tín nhiệm thường bao gờm:

- Bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín nhiệm khách hàng

- Chương trình phần mềm chấm điểm xếp hạng tín nhiệm khách hàng trên hệ thớng và các cấu phần liên quan

- Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm khách hàng - Hệ thớng thơng tin báo cáo.

Mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính luôn chứa đựng nhiều rủi ro cho các ngân hàng trong việc tìm và lựa chọn các khách hàng tốt. Một hệ thớng chấm điểm và xếp hạng tín nhiệm nội bộ hồn chỉnh phải phản ánh được tiềm lực tài chính, tình hình hoạt động thực tế và rủi ro trong việc trả nợ trong hiện tại cũng như ở tương lai của doanh nghiệp được xếp hạng. Vì vậy, hồn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp là nhận định được ưu điểm và khuyết điểm của hệ thớng xếp hạng tín nhiệm hiện tại của ngân hàng mình. Từ đó mỗi ngân hàng phải tự tìm ra các giải pháp khắc phục các khuyết điểm, phát huy các ưu điểm hiện có và học hỏi cái hay cái mới của ngân hàng khác để góp phần làm cho hệ thống xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng mình được hoàn chỉnh hơn. Có như thế mới mang lại lợi ích cao nhất cho ngân hàng đồng thời hạn chế tới đa các rủi ro cịn gặp phải trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.

1.2. Một số mơ hình nghiên cứu Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp

1.2.1. Mơ hình Probit

Mơ hình Probit giả thiết rằng xác suất vỡ nợ đới với một khoản tín dụng có dạng phân phới chuẩn theo dạng hàm số sau:

Với: f(X; B) = + + + … + Trong đó:

xi(i=1, n) là các chỉ tiêu phản ánh rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp

(i=1, n) là các trọng số thể hiện tầm quan trọng của các chỉ tiêu xi(i=1, n)

Hàm số y đo lường xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Giá trị của hàm số y dao động từ 0->1 và đồng biến với giá trị của hàm f(X; B).

1.2.2. Mơ hình điểm số Z của Altman

Mô hình điểm số Z của Altman xây dựng trong những năm 1946-1965 để cho điểm tín dụng đới với các cơng ty sản xuất tại Mỹ. Mục tiêu của mơ hình này là giúp phân biệt các doanh nghiệp phá sản và doanh nghiệp không phá sản. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân tích rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Mô hình điểm số Z của Altman có dạng như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 2,0 X5 Trong đó:

X1 = Tỷ sớ “vớn lưu động rịng / tổng tài sản” X2 = Tỷ số “lợi nhuận giữ lại / tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi vay / tổng tài sản”

X4 = Tỷ số “giá thị trường của vốn cổ phần / giá trị sổ sách của nợ” X5 = Tỷ số “doanh thu / tổng tài sản”

Trị sớ Z càng cao thì doanh nghiệp có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại. Theo mô hình điểm số Z của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Ngược lại, doanh nghiệp nào có điểm sớ Z lớn hơn 2,99 thì thuộc loại có tình hình tài chính tớt. Cịn điểm số Z trong khoảng từ 1,81 đến 2,99 thì thuộc loại tình hình tài chính khơng xác định được là tớt hay xấu.

1.2.3. Mơ hình cấu trúc rủi ro tổng hợp của Merton

Mơ hình cấu trúc rủi ro tổng hợp của Merton xây dựng đầu tiên vào năm 1974 dựa trên những nguyên tắc căn bản của mô hình định giá quyền chọn Black & Schole. Trong mô hình định giá quyền chọn Black & Schole thì các cổ đơng của doanh nghiệp được xem như đang nắm giữ một quyền chọn mua (call option) đối với tài

sản công ty, và giá thực hiện của quyền chọn mua này được xem như là mệnh giá của các khoản nợ của công ty. Công ty sẽ vỡ nợ khi giá trị thị trường của tổng tài sản thấp hơn mệnh giá của nợ vì khi đó các cổ đông sẽ chọn quyền không thanh toán các khoản nợ. Dựa vào những nguyên tắc cơ bản nói trên, Merton đã kết hợp các yếu tố về rủi ro kinh doanh (rủi ro tài sản), rủi ro tài chính, giá trị thị trường của tổng tài sản cơng ty để ước tính khả năng vỡ nợ của một doanh nghiệp. Khả năng vỡ nợ được phản ánh thông qua chỉ tiêu khoảng cách vỡ nợ (Distance to default). Nếu khoảng cách vỡ nợ càng lớn thì khả năng vỡ nợ ước tính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

Khoảng cách vỡ nợ = Giá trị thị trường tổng tài sản – Điểm vỡ nợ Giá trị thị trường tổng tài sản x Rủi ro tài sản

Trong công thức trên thì điểm vỡ nợ là điểm mà tại đó giá trị thị trường tổng tài sản thấp hơn mệnh giá của nợ. Việc ước tính điểm vỡ nợ tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà phân tích và các nghiên cứu thớng kê về những trường hợp vỡ nợ phổ biến. Còn theo nghiên cứu của Moody thì tại điểm vỡ nợ, giá trị thị trường của tổng tài sản của công ty sẽ nằm đâu đó giữa giá trị của nợ ngắn hạn và giá trị của tổng nợ.

Việc vận dụng mơ hình Merton trong thực tế cũng có những khó khan nhất định như cấu trúc phức tạp của các khoản nợ (khác nhau về thời gian đáo hạn, lãi suất,…), sự khơng hồn hảo của thị trường trong phản ánh các thơng tin có liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp,... Do đó, để có thể vận dụng có hiệu quả mơ hình này trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì cần phải có sự điều chỉnh thích hợp đới với các thơng sớ được sử dụng trong mô hình. Điều này phụ thuộc rất lớn vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà phân tích.

1.3. Một số tổ chức Xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Một số tổ chức Xếp hạng tín nhiệm trên thế giới

1.3.1.1. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Fitch

Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gờm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch bản để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Một nhân tố xếp hạng then chớt theo Fitch là tính linh hoạt tài chính mà nó dựa phần lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền tự do từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích định tính: gờm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế

của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế tốn.

Phân tích định lượng:

Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ ng̀n tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ sớ hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ sớ riêng lẻ nào.

Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Fitch cũng nhấn mạnh vai trò của EBITDA - một thước đo quan trọng về khả năng tạo ra thu nhập chưa tính đến đòn bẩy tài chính và được sử dụng phổ biến trong quá trình định giá.

1.3.1.2. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của S&P

Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dịng tiền và khả năng thanh tốn trong q khứ. Trong quy trình xếp hạng, S&P khơng phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.

Rủi ro kinh doanh: bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/vị thế doanh nghiệp trong ngành/lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh

nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody's hầu hết là giống nhau nên sẽ không được nhắc lại.

Rủi ro tài chính: gờm phân tích chính sách tài chính, chính sách và thơng tin kế tốn, khả năng đáp ứng của dịng tiền, cấu trúc vớn, khả năng thanh toán ngắn hạn. Để đánh giá khả năng trả nợ, S&P đưa ra một sớ tỷ sớ chính để phân tích:

Các tỷ số thanh toán nợ vay:

- FFO/Tổng nợ: Thước đo tín được sử dụng thường xuyên nhất khi xếp hạng các công ty sản xuất

- OCF/Tổng nợ: Tỷ sớ này được tính tốn dựa trên dịng tiền đã trừ đi các nhu cầu vốn lưu động.

- Nợ/EBITDA: được sử dụng để đại diện cho khả năng hoàn trả các khoản nợ đối với những chủ thể phát hành có tỷ suất lợi nhuận cao; tỷ sớ này có thể thổi phờng khả năng trả nợ (thường đối với các hạn mức thuộc cấp độ đầu cơ) của doanh nghiệp khi trừ đi gánh nặng lãi suất.

- Tổng nợ/Dòng tiền tùy nghi: cung cấp chỉ báo sớ năm cần thiết để hồn trả các khoản nợ đang lưu hành. Tỷ sớ này sử dụng các dịng tiền hiện tại và phụ thuộc vào những thay đổi trong chính sách cổ tức.

- FFO/Tổng nợ: chỉ ra khả năng trả nợ của công ty dựa trên dòng tiền kinh doanh nội bộ.

Các tỷ số thanh toán lãi vay:

- EBITDA/Lãi vay: hữu ích bởi sự đơn giản, được sử dụng rộng rãi, và có thể tham chiếu cho ngành (so sánh với các nhóm tương đờng, các điều khoản tài chính).

- (FFO + Lãi vay)/Lãi vay: tương tự tỷ số EBITDA/Lãi vay, nhưng toàn diện hơn (sau th́, vớn lưu động, chi tiêu vớn) và ít bị bóp méo hơn

- (FOCF + Lãi vay)/(Lãi vay + Nợ ngắn hạn): đo lường khả năng thanh toán lãi và vớn gớc từ dịng tiền tự do. Tỷ sớ này thích hợp hơn khi sử dụng cho các dự án và những thực thể với các khoản nợ có dư nợ giảm dần.

Các tỷ số linh hoạt tài chính:

- FFO/Chi tiêu vớn: chỉ ra tính linh hoạt nội bộ để đáp ứng các chi tiêu vốn của công ty.

- Chi tiêu vốn/Khấu hao: một tỷ suất thấp (<1) có thể chỉ ra các vấn đề về tỷ lệ thay thế nhà máy và thiết bị. Một tỷ sớ cao có thể chỉ ra các ngành đang tăng trưởng nhanh và tỷ số này cần phải được duy trì để bảo đảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

1.3.1.3. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Moody's

Moody's thiết lập 11 tỷ sớ chung nhất để sử dụng trong phân tích so sánh, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia khác nhau, những ngành khác nhau và cả ở các báo cáo xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành riêng biệt. 11 tỷ số thường được Moody's sử dụng gồm:

- EBITA/Tổng tài sản trung bình - EBITA/Lãi vay

- EBITA biên = EBITA/Doanh thu thuần - (FFO + Lãi vay)/Lãi vay

- FFO/Tổng nợ

- RCF/Tổng nợ = (FFO – Cổ tức cổ phần thường - Cổ tức ưu đãi – Cổ tức thiểu số)/Tổng nợ vay

- Tổng nợ/EBITDA

- Tổng nợ/(Tổng nợ + Thuế hoãn lại + Lợi ích cổ đơng thiểu sớ + Vớn hóa cổ phần thường)

- Lợi nhuận hoạt động biên = Lợi nhuận hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần

- Tỷ số biến động doanh thu = Hệ số phương sai của doanh thu trong 5 năm Hàng năm, Moody’s đều nghiên cứu về phân phối của 11 tỷ số trên theo các mức phân loại tín dụng từ cao đến thấp và theo từng ngành (tính tỷ sớ trung bình theo từng mức phân loại và từng ngành). Những nghiên cứu này nhằm đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)