Hoàn thiện các chỉ tiêu để đánh giá Xếp hạng tín nhiệm khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 80 - 85)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Hoàn thiện các chỉ tiêu để đánh giá Xếp hạng tín nhiệm khách hàng

hàng doanh nghiệp

3.2.5.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính

Chỉ tiêu tài chính dựa trên các ́u tớ tài chính của cơng ty trong báo cáo tài chính các năm gần nhất. Nhóm chỉ tiêu tài chính đang được VietinBank áp dụng báo gờm 4 nhóm chỉ tiêu: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Đây là nhóm chỉ tiêu tương đối đầy đủ và theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, để có thể đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa vào các nhóm chỉ tiêu trên phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của các sớ liệu kế tốn. Báo cáo tài chính sử dụng để đánh giá một doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các thông tin về doanh thu, lợi nḥn, chi phí của cơng ty, tỷ lệ tăng của các chỉ sớ. Vì vậy, ḷn văn đề xuất thêm 2 nhóm chỉ tiêu khơng kém phần quan trọng là nhóm chỉ tiêu về giá trị thị trường và nhóm chỉ tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giá trị thị trường của doanh nghiệp

Đây là phương pháp rất hiệu quả trong việc đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp nhằm để khắc phục nhược điểm của phân tích các sớ liệu kế tốn, bắt đầu từ việc xác định giá trị thị trường nợ và vốn cổ phần của doanh nghiệp. Khi xác định giá trị nợ và vớn cổ phần của doanh nghiệp sẽ hình thành nên giá trị thị trường tổng tài sản của doanh nghiệp. Những phân tích của các nhà đầu tư trên thị trường tài chính sẽ phản ánh những thay đổi liên quan đến rủi ro của doanh nghiệp và do đó sẽ dẫn đến những thay đổi của giá trị thị trường tổng tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc thường xuyên theo dõi diễn biến giá trị thị trường doanh nghiệp sẽ giúp VietinBank nắm bắt được những thay đổi nhanh chóng của các điều kiện bên trong của doanh nghiệp, về triển vọng và tương lai phát triển của doanh nghiệp. Nó thể hiện ở giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó.

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của doanh nghiệp giúp hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của doanh nghiệp. Trong đó, có hai chỉ tiêu chủ yếu được đề cập là: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tỷ lệ tăng trưởng trong một giai đoạn đủ dài, đồng thời cần quan tâm đến việc tăng trưởng có bền vững hay không. Tùy theo xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng mà mức tăng trưởng được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

3.2.5.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính

Nhóm chỉ tiêu phi tài chính đang được Vietinbank áp dụng để đánh giá XHTN khách hàng doanh nghiệp bao gờm 5 nhóm chỉ tiêu: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Trình độ quản lý và môi trường nội bộ; Quan hệ với ngân hàng; Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa phản ánh khả năng quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, thiếu các chỉ tiêu phân tích rủi ro ngành. Do vậy, các chỉ tiêu này cần được bổ sung và điều chỉnh nhằm tăng hiệu quả XHTN.

Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng

- Hệ số trả nợ bằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Hệ sớ này phản ánh dịng tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đủ để trả các khoản nợ đến hạn trong kỳ hay khơng.

Cơng thức tính:

Khả năng trả nợ bằng

dòng tiền từ HĐKD =

Dòng tiền thuần từ HĐKD Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn đến hạn trả

Nếu hệ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp có đủ nguồn tiền mặt từ hoạt động kinh doanh để hoàn trả được các khoản vay đến hạn. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khả năng trả nợ của DN càng tốt, rủi ro càng thấp.

- Xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ

Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong 3 hoặc 5 năm gần nhất, CBTD đánh giá xu hướng lưu chuyển tiền thuần có tăng, ổn định hay giảm không. Việc đánh giá chỉ tiêu này có ý nghĩa khi xu hướng lưu chuyển tiền thuần tăng nhanh, thể hiện sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và khả năng quản trị dòng tiền doanh nghiệp hiệu quả và ngược lại.

Bổ sung cho nhóm chỉ tiêu trình độ quản lý và mơi trường nội bộ

Để đánh giá nhóm chỉ tiêu này chúng ta có thể dựa vào chỉ tiêu định tính như: trình độ chuyên môn của người quản lý, kinh nghiệm thực tế của người trực tiếp quản lý, năng lực điều hành của người quản lý, mơi trường kiểm sốt nội bộ, chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện tại VietinBank sử dụng 9 chỉ tiêu để đánh giá trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp tương đối đầy đủ, Tuy nhiên, vì đây là các chỉ tiêu định tính nên phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá chủ quan của người phân tích. Do vậy, trong thời gian tới, VietinBank nên xây dựng thêm các chỉ tiêu định lượng trong khả năng quản trị điều hành của doanh nghiệp. Chẳng hạn VietinBank có thể chọn 5 chỉ tiêu định lượng sau đây trong đánh giá chất lượng quản trị điều hành của doanh nghiệp: tốc độ tăng năng suất lao động, tốc độ tiền lương bình quân, hiệu suất sử dụng lao động, giá vốn hàng bán/doanh thu thuần, chi phí bán hàng/doanh thu thuần. Năm chỉ tiêu này cho thấy khả năng quản trị của doanh nghiệp trong cải tiến bộ máy quản lý và tổ cức mạng lưới kinh doanh hiệu quả đến mức nào, mức độ hợp lý trong kết cấu lao động của doanh nghiệp, khả năng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng

Doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tớt với ngân hàng chứng tỏ họ có uy tín, có thiện chí trong việc trả nợ. Có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá uy tín của

doanh nghiệp đối với ngân hàng. Trong xếp hạng doanh nghiệp của VietinBank cũng đã chú trọng đến nhóm này. Tuy nhiên để đánh giá xếp hạng chính xác và thống nhất hơn đồng thời không làm cho hệ thống trở nên quá phức tạp thì điều cần thiết nhất là bổ sung chỉ tiêu mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo.

- Mức độ đảm bảo vay vốn bằng tài sản đảm bảo

Mức độ đảm bảo bằng tài sản đảm bảo chưa được ngân hàng xây dựng trong việc chấm điểm tín dụng doanh nghiệp. Về thực chất của hệ thống XHTN là việc xem xét khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp, tuy nhiên ngân hàng cần tính đến phương án đảm bảo tín dụng nhằm giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó không thanh toán được nợ. Do đó, việc đưa các chỉ tiêu tài sản đảm bảo đối với những khoản vay ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng đối với các TCTD. Việc đánh giá TSBĐ có thể dựa trên các chỉ tiêu: Loại tài sản, Khả năng phát mãi tài sản, Giá trị tài sản, Tỷ lệ giá trị TSBĐ trên dư nợ, Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ.

Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến ngành

Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành có điều kiện thuận lợi thì mức độ an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh sẽ cao. Để đánh giá các điều kiện thuận lợi của ngành, ngoài các chỉ tiêu hiện tại là: Triển vọng ngành, rào cản gia nhập ngành, mức độ cạnh tranh thì tác giả đề xuất việc đánh giá xếp hạng cần bổ sung một số chỉ tiêu như: khung pháp lý, thay đổi công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và khả năng thích ứng trước những biến động từ môi trường kinh tế vĩ mô.

- Khung pháp lý: bao hàm tất cả các nhân tớ có ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lý, chẳng hạn các hiệp định đã ký song phương hay đa phương với các nước, các quy phạm pháp luật về thuế, về chính sách ưu đãi, miễn giảm, trợ cấp,…

- Thay đổi công nghệ là hoạt động thường xuyên để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc thay đổi công nghệ cần được xem xét, phân

tích gán với hệ quả đi kèm có thể xảy ra đối với doanh nghiệp như biến động về chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả,… tất cả đều ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngành kinh tế nào có tính linh hoạt tớt đới với u cầu thay đổi công nghệ sẽ được đánh giá cao hơn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, bởi thay đổi cơng nghệ để thích ứng với mội trường mới sẽ trở thành yêu cầu sớng cịn đới với các ngành, các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

- Tương tự, khả năng thích ứng của ngành đối với những biến động kinh tế vĩ mô cũng phải là căn cứ đánh giá ngành. Bởi suy thối kinh tế, chính sách tài khóa, sự biến động lãi suất, tỷ giá và sự biến động kinh tế vĩ mô khác,… sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế, tới mọi ngành, mọi doanh nghiệp. Khả năng thích ứng cao cho phép các ngành kinh tế ứng xử linh hoạt và hiệu quả khi những biến động trên xảy ra, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững.

Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm chỉ tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp

- Chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay, một số các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các ngân hàng trên thế giới đánh giá vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào một số chỉ tiêu như thị phần, tính đa dạng hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp, lợi thế thương mại và khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước biến động kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau:

+ Thị phần của doanh nghiệp: thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa doanh số bán của doanh nghiệp và tổng doanh số bán của ngành. Thị phần càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và khả năng thu hời các khoản vay là rất lớn. Thị phần của doanh nghiệp cho thấy vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ. Các doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để hạ thấp chi phí sản xuất và định giá sản phẩm thấp hơn so với các đối thủ để chiếm lĩnh thị trường. Thị phần doanh nghiệp cịn chịu ảnh hưởng của các ́u tớ khác như : mạng lưới phân phối, hiệu quả công tác marketing,…

+ Tính đa dạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: đa dạng hóa hoạt động kinh doanh như đa dạng hóa các sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng và nhà cung cấp. Việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp phân tán được rủi ro, giúp doanh nghiệp không bị phụ thuộc và chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu và nguồn tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề sẽ dễ dàng đới phó khi một ngành nào đó gặp phải những điều kiện bất lợi.

+ Ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất: công nghệ rất quan trọng trong nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp nào nhạy bén trong đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sẽ nâng cao được vị thế cạnh tranh của mình.

+ Lợi thế thương mại: lợi thế thương mại bao gồm tiếng tăm của doanh nghiệp, danh tiếng nhãn hiệu sản phẩm, bằng phát minh sáng chế, lợi thế và địa điểm kinh doanh,… Doanh nghiệp có lợi thế thương mại tớt sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn các đối thủ có cùng điều kiện sản xuất và có nhiều điều kiện để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

+ Khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh tế: các yếu tố kinh tế vĩ mô như biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái, suy thối kinh tế, lạm phát,… ln có tác động bất ngờ và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp nào có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và ng̀n nhân lực có chất lượng cao thì sẽ có khả năng chịu đựng tớt hơn trước những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)