Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 44)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương

Thương Việt Nam 2010-2013

VietinBank đã phát triển một hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng tại Việt Nam, bao gồm: nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh, tài trợ dự án, cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khốn, kinh doanh ngoại hới, tài trợ xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế cho các Ngân hàng đại lý, Ngân hàng bán buôn và khách hàng là các Ngân hàng quốc tế. Các khách hàng của VietinBank là các tổ chức kinh tế thuộc các ngành kinh tế như cũng như các cá nhân tại hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh VietinBank 2010-2013

Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2013 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

Tổng tài sản Tỷ đồng 576,383 503,530 460,420 367,731 Tổng nguồn vốn

huy động Tỷ đồng 510,691 460,082 420,212 339,699 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 54,076 33,625 28,491 18,201 Trong đó: Vốn

điều lệ Tỷ đồng 37,234 26,218 20,230 15,172 Lợi nhuận trước

thuế Tỷ đồng 7,753 8,168 8,392 4,638

Lợi nhuận sau

thuế Tỷ đồng 5,810 6,169 6,259 3,444

ROA % 1.00 1.7% 2.03% 1.5%

ROE % 10.74 19.9% 26.74% 22.1%

Biểu đồ 2.1: Thực trạng kinh doanh VietinBank 2010-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank) Qua biểu đồ 2.1, ta thấy tổng tài sản tại 31/12/2013 là 576,383 tỷ đồng, tăng 72,853 tỷ đồng so với 31/12/2012, tương ứng tăng 14.4%. Nguyên nhân chủ yếu là do việc tăng các khoản cho vay của khách hàng, các khoản tiền gửi và cho vay tại các Ngân hàng khác, do sự gia tăng các chứng khoán đầu tư và tăng tiền gửi tại NHNN.

Tương ứng với tốc độ gia tăng của tổng tài sản, nguồn vốn cũng có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Con số đạt được vào 31/12/2013 chủ yếu là do sự gia tăng tiền gửi từ khách hàng, các khoản tiền gửi và vay của Tổ chức tín dụng khác.

Vớn chủ sở hữu 31/12/2013 tăng 20,451 tỷ đồng, tương ứng tăng 37.8% so với vốn chủ sở hữu 31/12/2012, là do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ đã trở thành nhà đầu tư chiến lược sở hữu 20% cổ phần của VietinBank vào cuối năm 2012.

Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận sau thuế VietinBank 2010-2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank) Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2011 tăng 81.68% tương ứng tăng 2,814 tỷ đồng, nguyên nhân sự gia tăng này chủ yếu là do tăng lãi thuần và thu nhập tương tự. Lãi biên của Ngân hàng năm 2011 là 5.1% tăng so với năm 2010 là 4.1% do sự gia tăng lãi suất cho vay và khả năng Ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi có chi phí thấp. Lợi nhuận năm 2012 có sự giảm nhẹ so với năm 2011 (-90 tỷ đồng xấp xỉ 1.44%), do chi phí hoạt động năm 2012 có sự tăng nhẹ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế VietinBank 2013 đạt 5,810 tỷ đồng, giảm so với 2012, nguyên nhân là do nền kinh tế năm vừa rồi gặp khá nhiều khó khăn, các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản,… đều đóng băng, dẫn đến hoạt động của ngân hàng cũng không phát triển.

ROA, ROE duy trì ổn định qua các năm. Số liệu trên cho thấy qua các năm tốc độ tăng trưởng của VietinBank khá cao. Từ năm 2010 đến cuối năm 2013, tổng tài sản, tổng dư nợ, nguồn vốn huy động và lợi nhuận của VietinBank tăng lên gấp rưỡi, riêng vốn tự có tăng hơn ba lần. Điều này cho thấy tốc độ và quy mô hoạt động của VietinBank ngày càng được mở rộng. Mặc dù vậy các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của VietinBank như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua các thời kỳ không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện xếp hạng tín nhiệm khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)