6. Kết cấu của đề tài
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cho các Ngân
hàng thương mại Việt Nam
1.3.2.1. Xây dựng hệ thống XHTN riêng tại các NHTM
Các TCTD hoạt động theo một loại hình doanh nghiệp rất đặc biệt. Do vậy trong cách XHTN doanh nghiệp của mình cũng cần thiết có những đặc thù riêng, độc lập khác với các công ty hoạt động chuyên về xếp hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, các TCTD có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức này trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu và cải tiến hệ thớng của mình cho phù hợp, đặc biệt là kết quả của các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới.
Kinh nghiệm từ các tổ chức xếp hạng quốc tế Fitch, S&P hay Moody’s cho thấy họ đều sử dụng phương pháp chuyên gia khi xếp hạng, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và công ty. Với chỉ tiêu phi tài chính được hỗ trợ tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính tốn lại khi đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Các tổ chức này đều chú trọng xem xét các nhóm tỷ sớ hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của Moody’s, S&P và Fitch đưa ra đều được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, mỗi hệ thớng xếp hạng vẫn có một sớ khút điểm nhất định. Nếu như phương pháp định lượng cần sự hỗ trợ của các nhân tố mềm thì phương pháp chuyên gia, tự thân đã chứa đựng rủi ro do yếu tố chủ quan trong xếp hạng. Việc tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức uy tín thế giới là cần thiết tuy nhiên cũng phải thừa nhận không phải lúc nào số liệu các hãng xếp hạng này đưa ra cũng đạt mức tin cậy tối đa, không phải lúc nào cũng kịp thời chính xác, thậm chí nhiều trường hợp chưa cập nhật sớ liệu hay sử dụng sớ liệu cịn lạc hậu.
Do đó, một bài học cho công tác xếp hạng tại các TCTD tại Việt Nam là cần thiết xây dựng và ngày càng hoàn thiện cơ sở dữ liệu nội bộ, một hệ thống xếp hạng phải đầy đủ các chi tiêu: quy mô doanh nghiệp, môi trường ngành, tình hình tài chính và nhiều ́u tớ tác động khác. Khi xây dựng hệ thống XHTN, các TCTD cần chú trọng hơn trong việc đánh giá dòng tiền, các chỉ tiêu định tính được lượng hóa tới đa nhằm hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng, giúp tăng mức độ phù hợp và chính xác cho kết quả xếp hạng.
XHTN là một trong nhưng công cụ quan trọng để quản trị rủi ro, một trong những mục đích sử dụng kết quả xếp hạng của các TCTD là ra quyết định cho vay, quyết định đầu tư do vậy cần có sự phân quyền, tách biệt giữa cán bộ trực tiếp xếp hạng hay xét duyệt kết quả xếp hạng với cán bộ làm cơng tác trình dụt hờ sơ cấp tín dụng, giúp hạn chế tính chủ quan khi xếp hạng.
Hiện nay, XHTN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Thơng qua kết quả kết quả xếp hạng của các tổ chức độc lập, các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng, bảo đảm duy trì sự ổn định ng̀n tài trợ cho công ty. Đa số các công ty được xếp hạng cao có thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi hồn cảnh, ngay cả khi thị trường vớn có những biến động bất lợi.
Chính kết quả xếp hạng của các tổ chức XHTN có một ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vốn của các doanh nghiệp, do đó việc xây dựng các tổ chức xếp hạng độc lập tại Việt Nam phải được thực hiện cẩn trọng. Tổ chức XHTN phải là một tổ chức độc lập, có nhiều cổ đơng tham gia góp vớn và không một cổ đông nào có quyền chi phối tổ chức để đảm bảo sự khách quan, tính chính xác, từ đó tạo nên sự tín dụng trên thị trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ gặp phải rủi ro đó là điều khơng thể tránh khỏi. Rủi ro tín dụng xảy ra do nhiều ngun nhân, có những nguyên nhân khách quan, có những nguyên nhân chủ quan. Biện pháp để nâng cao khả năng quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại.
Tại Chương 1 luận văn đã trình bày tổng thể cơ sở lý luận về Xếp hạng tín nhiệm, sự cần thiết và vai trị của Xếp hạng tín nhiệm trong quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, trình bày một sớ phương pháp Xếp hạng tín nhiệm trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ những cơ sở lý luận này, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng Xếp hạng tín nhiệm của Vietinbank, đưa ra những hạn chế, nguyên nhân những hạn chế của Xếp hạng tín nhiệm tại Chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2010-2013