6. Kết cấu của đề tài
3.3. Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan
3.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính hồn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam
Bộ Tài chính cần hồn thiện hệ thớng chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực kế tốn q́c tế đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc lập báo cáo tài chính. Có như vậy thì việc thớng kê, tính tốn các chỉ sớ trung bình ngành mới thuận lợi, căn cứ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính mới thực sự đáng tin cậy. Qua đó giúp cho việc đánh giá XHTN doanh nghiệp của ngân hàng có thể thực hiện được dễ dàng và tiết kiệm chi phí xử lý thơng tin.
Hiện nay, Ḷt kế tốn thớng kê và chuẩn mực kế toán cũng đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện, nhưng nhiều doanh nghiệp không chấp hành, hoặc chấp hành không đúng theo các Luật định. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm chưa được thực hiện thường xuyên và nghiêm khắc.
Để doanh nghiệp chấp hành chế độ kế tốn thớng kê nghiêm chỉnh thì cơng tác kiểm tra của các cơ quan chức năng cần phải thường xuyên hơn, cũng như việc xử lý vi phạm cần được thực hiện nghiêm khắc hơn.
Bên cạnh việc hồn thiện các chuẩn mực kế toán đới với doanh nghiệp, Bộ tài chính cũng cần trực tiếp hoàn thiện các chuẩn mực kế toán trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn như các chuẩn mực kế tốn về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là rất quan trọng để hướng dẫn các ngân hàng thương mại tiếp cận được với những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an tồn trong các hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.
3.3.2. Kiến nghị với Cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu ngành
Vì đặc điểm kinh doanh của mỗi ngành nghề là khác nhau, do đó khi phân tích xếp hạng ngân hàng cần so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành. Có như vậy việc tính điểm mới khách quan và phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kiến nghị Cục Thớng kê cần sớm khảo sát và đưa ra một hệ thống các chỉ tiêu này, để làm cơ sở đánh giá doanh nghiệp cho trung thực hợp lý.
Để thực hiện tốt điều này, trước tiên Cục Thống kê cần xây dựng hệ thống phân ngành chi tiết và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam. Các tổ chức có đặc điểm sản xuất kinh doanh đồng nhất phải được xếp vào chung một nhóm ngành như ngành cơng nghiệp khai thác năng lượng, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,... Chính điều này tạo điều kiện cho việc so sánh giữa các tổ chức trong cùng một ngành được dễ dàng hơn.
Hơn nữa, Cục Thống kê cũng nên tham khảo hệ thống phân ngành của các nước trong khu vực và thế giới. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng được một hệ thống phù hợp với điều kiện Việt Nam và cũng tương đồng với các quốc gia khác. Đây là một trong những yếu tố giúp chúng ta hội nhập với nền kinh tế thế giới tốt hơn.