5. Kết cấu của luận văn
2.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam có tên tiếng Anh là VietNam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (Vietinbank). Hội sở chính tại 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Vietinbank được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Năm 2008, tổ chức bán cổ phần ra công chúng và chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Năm 2009: Công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009. Ngày 10/10/2010: Vietinbank và Cơng ty tài chính quốc tế (IFC) ký kết Văn kiện hợp tác và đầu tư.
Ngày 06/07/2012: Vietinbank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại Giấy chứng nhận Doanh nghiệp (mã số Doanh nghiệp 0100111948) với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng, thay thế cho Giấy chứng nhận Doanh nghiệp cấp lần đầu vào ngày 03/07/2009. Ngày 27/12/2012:VietinBank chính thức ký kết bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đồn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.
Vietinbank là một ngân hàng lớn, giữ vai trò quan trọng, là trụ cột tại Việt Nam với quy mô vốn điều lệ tính đến 31/12/2012 là 26.218 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2012 Vietinbank đã có 147 CN cấp một trong nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương trên cả nước và 3 CN nước ngoài: CN ở Frankfurt– Cộng Hòa Liên Bang Đức, CN ở Berlin – Cộng Hòa Liên Bang Đức, CN ở Viêng Chăn – Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào. Số lượng nhân viên Vietinbank tính đến 31/12/2012 là 19.840 người, có 2 cơng ty liên doanh là Ngân hàng liên doanh Indovina và công ty bảo hiểm Nhân thọ Vietinbank Avina.
2.2 Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN 2 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tiền thân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN 2 là Ngân hàng Nhà nước quận Phú Nhuận, thành lập từ năm 1988 trực thuộc ngân hàng Công thương TP.HCM. Tháng 9 năm 1993, được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc thẳng ngân hàng Công Thương Việt Nam, tự chủ kinh doanh thực hiện mơ hình ngân hàng 2 cấp theo chủ trương của tổng giám đốc ngân hàng Công Thương Việt Nam. Tháng 7/2009 đổi thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN 2, trụ sở đặt tại 222-224 Phan Đình Phùng, phường 1, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. Thu nhập của Vietinbank CN 2 được hưởng theo kết quả kinh doanh, chịu sự quản lý và phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Vietinbank.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Vietinbank CN 2 có 96 cán bộ, nhân viên, 9 phòng chức năng và được tổ chức theo hình 2.1.
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN 2
Nguồn: Vietinbank CN 2. Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng doanh nghiệp Phịng kế tốn Phịn g điện tốn Phịn g tiền tệ Kho quỹ Giám đốc Phó giám đốc 2 Phó giám đốc 3 Phó giám đốc 1 Các phịng giao dịch (PGD) PGD Phú Nhuận PGD Phan Xích Long PGD Thái Sơn PGD số 2 PGD số 1 Phòn g tổ chức hành chán h Tổ tổng hợp Phòn g quản lý rủi ro
2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN 2 từ năm 2010 đến năm 2013
Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến nay phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, trước hồn cảnh đó, tập thể cán bộ nhân viên tại Vietinbank CN 2 đã cố gắng phấn đấu các chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của Vietinbank CN 2
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Nguồn vốn huy động 1,933 2,339 2,699 3,174
Theo loại tiền tệ
- VND 1,696 2,009 2,336 2,785 - Ngoại tệ quy VND 237 330 363 389
Theo thành phần kinh tế
- Tiền gửi doanh nghiệp 528 671 836 870 - Tiền gửi dân cư 1,405 1,668 1,863 2,304
Dư nợ cho vay nền kinh tế 820 1,043 1,120 1,098
- VND 807 1,012 1,067 1,029 - Ngoại tệ quy VND 13 31 53 69
Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietinbank CN 2 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của Vietinbanh CN 2 đã tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2011, nguồn vốn huy động đạt 2,339 tỷ đồng, tăng 406 tỷ đồng (tương đương 21%) so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng 360 tỷ đồng so với năm 2011 (tương đương 15.39%). Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 3,174 tỷ đồng, tăng 17.60% so với thời điểm ngày 31/12/2012.
Với xu hướng đẩy mạnh phát triển ngân hàng bán lẻ, chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ dân cư và nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ bộ phận này. Tính đến thời điểm 31/12/2013, tiền gửi của dân cư tại chi nhánh đạt 2,304 tỷ đồng.
Hoạt động tín dụng
Dư nợ tín dụng tại Vietinbank CN 2 trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013 luôn tăng trưởng trong giới hạn tín dụng mà Vietinbank giao. Tổng dư nợ đến 31/12/2012 đạt 1,120 tỷ đồng, tăng 77 tỷ đồng (tương đương 7.4%) so với năm
2011 và đến thời điểm 31/12/2013 dư nợ tín dụng giảm cịn 1,098 tỷ đồng và vẫn đảm bảo nằm trong giới hạn tín dụng được giao.
Kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của Vietinbank CN 2 năm 2011 đạt 91.41 tỷ đồng, tăng 30.79 tỷ đồng (tương đương 50.79 %) so với năm 2010; năm 2012, lợi nhuận tăng nhẹ, tăng 7.26 tỷ đồng (tương đương 7.9%) so với năm 2011. Năm 2013 lợi nhuận là 73.48 tỷ đồng, giảm 25.19 tỷ đồng so với năm 2012.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về thu nhập của Vietinbank CN 2
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng doanh thu 233.83 324.64 395.42 439.43 Thu từ dịch vụ ngân hàng 9.91 8.24 7.78 8.22 Tỷ lệ thu từ dịch vụ ngân
hàng/Tổng doanh thu 4.24% 2.54% 1.97% 1.87% Lợi nhuận 60.62 91.41 98.67 73.48
Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietinbank CN 2
Ngoài ra, mặc dù doanh thu từ dịch vụ ngân hàng có xu hướng giảm vào năm 2012 và tăng lên vào năm 2013 nhưng tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng trong tổng doanh thu có xu hướng giảm qua các năm, kết quả này đi ngược lại với chiến lược phát triển dịch vụ của Vietinbank, qua đó cho thấy CN 2 chưa chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mobile banking tại Vietinbank CN 2 Vietinbank CN 2
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, với quy trình nghiên cứu như hình 2.2.
Hình 2.2 :Quy trình nghiên cứu 2.3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 2.3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện với phương pháp định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm phát hiện những sai sót trong việc thiết kế thang đo để hiệu chỉnh thang đo các khái niệm nghiên cứu và lập bảng câu hỏi.
Phỏng vấn thử
Thảo luận nhóm Cơ sở lý thuyết Thang đo
sơ bộ Nghiên cứu sơ bộ
Hiệu chỉnh thang đo, lập bảng câu hỏi nháp
Thang đo chính thức Hiệu chỉnh thang đo
Nghiên cứu chính thức
Thu thập và phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả
Kiểm tra độ tin cậy qua hệ số Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích mơ hình hồi quy tuyến tính bội, phân tích
ANOVA, T-Test
Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu
Thang đo sơ bộ cho năm thành phần của chất lượng dịch vụ được kế thừa dựa trên mơ hình đo lường chất lượng SERVPERF với 22 biến quan sát (mơ hình này sử dụng bộ thang đo của mơ hình SERVQUAL nhưng đã loại bỏ những thang đo đối với chất lượng dịch vụ được kỳ vọng). Đồng thời do mỗi ngành dịch vụ có những đặc điểm riêng nên tác giả cần hiệu chỉnh thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ cho phù hợp với dịch vụ mobile banking (Xem phụ lục 1).
Đối tượng tham gia thảo luận nhóm gồm 10 người được chia làm hai nhóm: nhóm 5 nhân viên cung cấp trực tiếp dịch vụ mobile banking cho khách hàng và nhóm 5 khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2. Kết quả thảo luận nhóm là cơ sở để tác giả hiệu chỉnh thang đo và thiết lập bảng câu hỏi nháp. Sau khi có bảng câu hỏi nháp thì tiến hành phỏng vấn thử với 20 khách hàng nhằm kiểm tra nội dung, từ ngữ của thang đo và tiếp tục hiệu chỉnh thang đo và lập bảng câu hỏi chính thức cuối cùng.
Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn thử cho thấy nhiều nội dung của thang đo các khái niệm nghiên cứu được đồng tình. Tuy nhiên, do các thang đo được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nên cịn một vài phát biểu có nội dung, từ ngữ chưa được rõ ràng nên cần hiệu chỉnh nội dung, từ ngữ của các biến quan sát trong thang đo cho phù hợp. Ngồi ra, sau khi nghiên cứu định tính củng đã bổ sung thêm 3 biến quan sát cụ thể như sau:
(1) Thang đo sự tin cậy
Thang đo sơ bộ được kế thừa từ thang đo của Parasuraman (1988) gồm 5 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh nội dung, từ ngữ trong các biến quan sát cho rõ ràng, dễ hiểu hơn và phù hợp đối với dịch vụ mobile banking. Đồng thời đã thay thế biến quan sát “Vietinbank CN2 cung cấp dịch vụ mobile banking đúng thời gian đã cam kết” thành “các giao dịch trong mobile banking được thực hiện suôn sẻ, không bị nghẽn mạng”.
- TC1: Vietinbank CN 2 luôn thực hiện dịch vụ mobile banking đúng như cam kết.
- TC2: Vietinbank CN 2 luôn giải quyết thỏa đáng những vấn đề mà tôi gặp phải.
- TC3: Các giao dịch trong mobile banking được thực hiện suôn sẽ, không bị nghẽn mạng.
- TC4: Tôi cảm thấy Vietinbank CN 2 đáng tin cậy.
- TC5: Vietinbank CN 2 lưu giữ dữ liệu một cách chính xác.
(2) Thang đo sự đáp ứng
Thang đo sơ bộ được kế thừa từ thang đo của Parasuraman (1988) gồm 4 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh vài từ ngữ trong các biến quan sát cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với dịch vụ mobile banking. Đồng thời thay thế biến quan sát “Vietinbank CN 2 thông báo cho tơi biết chính xác khi nào dịch vụ mobile banking được thực hiện” thành “Vietinbank tự động thông báo cho tôi biết bằng tin nhắn điện thoại ngay khi dịch vụ mobile banking được thực hiện”.
- DU1: Vietinbank tự động thông báo cho tôi biết bằng tin nhắn điện thoại ngay khi dịch vụ mobile banking được thực hiện.
- DU2: Nhân viên của Vietinbank CN 2 đáp ứng yêu cầu của tôi một cách nhanh chóng.
- DU3: Nhân viên của Vietinbank CN 2 sẵn lịng giúp đỡ khi tơi có u cầu. - DU4: Các tiện ích của dịch vụ mobile banking đáp ứng được nhu cầu của tôi.
(3) Thang đo năng lực phục vụ
Thang đo sơ bộ được kế thừa từ thang đo của Parasuraman (1988) gồm 4 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh vài từ ngữ trong các biến quan sát cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với dịch vụ mobile banking. Đồng thời thay biến quan sát “Các nhân viên được Vietinbank CN 2 hỗ trợ đầy đủ để thực hiện tốt công việc của họ” thành hai biến quan sát cụ thể hơn là “Nhân viên của Vietinbank CN 2 có kiến thức chuyên môn tốt để trả lời các câu hỏi của tôi” và “Nhân viên của Vietinbank CN 2 có kỹ năng giao tiếp tốt”. Như vậy, thang đo năng lực phục vụ sau khi hiệu chỉnh gồm 5 biến quan sát.
- NL1: Nhân viên của Vietinbank CN 2 ngày càng tạo được sự tin tưởng với tôi.
- NL2: Nhân viên của Vietinbank CN 2 luôn lịch sự với tôi.
- NL3: Tôi cảm thấy giao dịch qua dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2 an toàn.
- NL4: Nhân viên của Vietinbank CN 2 có kiến thức chun mơn tốt để trả lời các câu hỏi của tôi.
- NL5: Nhân viên của Vietinbank CN 2 có kỹ năng giao tiếp tốt.
(4) Thang đo sự đồng cảm
Thang đo sơ bộ được kế thừa từ thang đo của Parasuraman (1988) gồm 4 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh vài từ ngữ trong các biến quan sát cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với dịch vụ mobile banking.
- DC1: Vietinbank CN 2 có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp.
- DC2: Nhân viên của Vietinbank CN 2 quan tâm giúp đỡ tôi khi tôi gặp sự cố.
- DC3: Thời gian hoạt động của dịch vụ mobile banking thuận tiện cho tôi. - DC4: Vietinbank CN 2 quan tâm đến những lợi ích cao nhất của tôi. - DC5: Nhân viên của Vietinbank CN 2 hiểu được nhu cầu của tôi.
(5) Thang đo phương tiện hữu hình
Thang đo sơ bộ bao gồm 4 biến quan sát, sau khi nghiên cứu định tính đã hiệu chỉnh vài từ ngữ trong các biến quan sát cho rõ ràng, dễ hiểu và phù hợp với dịch vụ mobile banking và đồng thời thêm vào biến quan sát “Tờ bướm và tờ rơi về dịch vụ mobile banking được thiết kế rõ ràng và đẹp mắt”. Ngoài ra, biến quan sát “ Cơ sở vật chất của Vietinbank CN 2 phù hợp với dịch vụ mà nó cung cấp” được đổi thành “Giao diện mobile banking được thiết kế rõ ràng, dễ sử dụng” cho phù hợp với đặc thù của dịch vụ mobile banking. Như vậy, sau khi nghiên cứu định tính, thang đo phương tiện hữu hình gồm có 5 biến quan sát như sau:
- PTHH1: Vietinbank CN 2 có những trang thiết bị hiện đại.
- PTHH2: Cách bố trí quầy giao dịch của Vietinbank CN 2 rất hợp lý. - PTHH3: Nhân viên của Vietinbank CN 2 có trang phục đẹp và gọn gàng. - PTHH4: Giao diện mobile banking được thiết kế rõ ràng, dễ sử dụng. - PTHH5: Tờ bướm và tờ rơi về dịch vụ mobile banking được thiết kết rõ ràng và đẹp mắt.
(6) Thang đo chất lượng dịch vụ
Thang đo chất lượng dịch vụ được thừa kế từ thang đo của Parasuraman (1988), Yang và cộng sự (2004). Sau khi nghiên cứu định tính đã thêm vào biến quan sát “Tôi sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2”.
- CLDV1: Chất lượng dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2 đáp ứng được kỳ vọng của tôi.
- CLDV2: Nhìn chung chất lượng dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2 là tốt.
- CLDV3: Tôi sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ mobile banking của Vietinbank CN 2.
2.3.1.2 Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện với phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát.
Kích thước mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Trường hợp sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA cần một kích thước mẫu lớn và thơng thường dựa theo kinh nghiệm. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (Hair và cộng sự, 2006; trích theo Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 398).
Mơ hình đang nghiên cứu sử dụng phân tích EFA, do đó tác giả tính kích thước mẫu cho nghiên cứu theo nguyên tắc kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Mơ hình nghiên cứu có 27 biến quan sát, như vậy theo ngun tắc trên thì kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này phải là 135 mẫu. Tuy nhiên, số lượng mẫu càng lớn càng tốt. Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu với kích thước mẫu là 300 khách hàng.
Bảng câu hỏi được tác giả trực tiếp gửi cho khách hàng và gửi thông qua bộ