6. Kết cấu luận văn
1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chi nhánh ngân hàng nước
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. nước ngoài tại Việt Nam.
- Quản trị RRLS tại chi nhánh HSBC (Hongkong Shanghai banking corporate): Chi nhánh HSBC dùng phương pháp giá trị có thể tổn thất VaR và P&L (Profit and Loss) để quản trị RRLS, VaR cho HSBC biết trường hợp xấu nhất của RRLS, đo lường độ lớn các di chuyển của P&L trong những ngày tồi tệ nhất có thể tăng lên hay giảm xuống hàng ngày dựa vào các tác động của trạng thái kinh doanh tại HSBC Singapore, sự thay đổi lãi suất và hiệu quả của danh mục đầu tư khác tại Singapore. VaR là sự thay đổi của thị trường áp dụng vào các trạng thái vốn. Sự thay đổi giá trị VaR gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường đối với những trạng thái vốn mà ngân hàng đang nắm giữ. Giá trị VaR dùng các tư liệu trong quá khứ để tiên đoán về một tương lai gần.
- Quản trị RRLS tại chi nhánh ngân hàng Calyon: Chi nhánh ngân hàng Calyon quản trị RRLS bằng phần mềm của Hội sở, dựa trên 3 phương pháp: Khe hở nhạy cảm lãi suất, phương pháp độ nhạy cảm lãi suất và giá trị có thể tổn thất VaR. Hạn mức về chênh lệch kỳ hạn trong dòng tiền trong vòng 1 tuần lễ, tức là hạn mức mà bộ phận nguồn vốn có thể âm hoặc dương trên mỗi kỳ hạn đối với từng loại đồng tiền. Hạn mức này dùng để quản lý cả rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Mục đích của hạn mức này là nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì hoạt động liên tục trong thời gian tối thiểu là 1 tuần nếu có khủng hoảng xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn của ngân hàng và trong thời gian 1 tuần này ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý khủng hoảng. Ngân hàng có hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất cho các kỳ hạn từ O/N đến 5 năm. Hạn mức trên độ nhạy cảm lãi suất trên một điểm lãi suất thể hiện rằng khi lãi suất thay đổi 0.01% thì ngân hàng sẽ lãi lỗ bao nhiêu trên các trạng thái hiện có. Hạn mức độ nhạy cảm được tính tốn bằng phần mềm dựa trên các thông số như dòng tiền và lãi suất qua đêm của từng đồng tiền. Hạn mức độ nhạy cảm chỉ có giá trị trong 1 ngày làm việc tiếp theo thể hiện chênh lệch lãi/lỗ khi lãi suất thay đổi 1 điểm cơ bản đối với toàn bộ bảng tổng kết tài sản của ngân hàng.
Hạn mức về giá trị có thể tổn thất VaR là biện pháp dùng để đo lường rủi ro lỗ trên với từng hạng mục và tất cả các hạng mục trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng. Các hạn mức này sẽ dùng để so sánh về lỗ khi đối chiếu với giá thị trường. Giá trị chịu rủi ro lãi suất được tính tốn trên hệ thống phần mềm và có 5 tác dụng là quản lý rủi ro, quản lý định lượng, quản lý tài chính, báo cáo tài chính và tính tốn lượng vốn cần thiết. VaR cực kỳ quan trọng vì giúp tiết kiệm vốn kiểm tra mức độ nhạy cảm của thị trường, kiểm tra và dự đoán được mức độ cần rút lui, dự đoán mức độ thâm hụt. Khi hạn mức VaR quá giới hạn cho phép, phần mềm quản trị rủi ro sẽ tạo ra các cảnh báo cho nhân viên cũng như cán bộ quản lý biết. Lúc này ngân hàng cần thiết phải đóng các trạng thái vốn để giá trị VaR nằm trong hạn mức cho phép. Khi đóng các trạng thái vốn này, các khe hở nhạy cảm lãi suất của các kỳ hạn tự động giảm xuống. Hệ thống quản trị rủi ro đặt tại hội sở Paris luôn hoạt động để cập nhật số liệu và được dùng cho toàn bộ hệ thống các chi nhánh của ngân hàng trên toàn thế giới.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Việc áp dụng phương pháp đo lường RRLS bằng phương pháp giá trị có thể tổn thất là phương pháp mới nhất hiện nay trên thế giới, các phương pháp khác như phương pháp khe hở nhạy cảm lãi suất, khe hở kỳ hạn là các phương pháp trước đó, tuy nhiên đều có ưu nhược điểm khác nhau. Thực tế đã chứng minh rằng các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam quản trị RRLS khá hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại. Các ưu việt trong phương pháp quản trị RRLS của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài là áp dụng phương pháp quản trị rủi ro tiên tiến, có phần mềm hiện đại với chi phí rất cao, đã được chạy thử tại Hội sở nên độ tin cậy khá lớn, có qui trình quản trị RRLS bài bản và được chuẩn hóa, quản trị RRLS bằng VaR là phương pháp hiện đại, đã được chứng minh tính hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng trong Bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng trên đồng tiền cơ sở là đồng đô la Mỹ (khác với các NHTM tại Việt Nam là tiền đồng), sự biến động lãi suất có khác nhau giữa 2 đồng tiền và đây là các chi nhánh, hội sở của các ngân hàng này đặt tại các nước khác do vậy việc áp dụng quản trị RRLS cũng có phần khác đối với các NHTM Việt Nam. Khi thị trường tài chính Việt Nam đi vào hồn thiện, các NHTM ngày càng phát triển, cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có ngày càng phức tạp dẫn đến áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Rút ra từ những kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh hiện nay khi vốn điều lệ chưa cao, RRLS sẽ có tác động rất lớn vào lợi nhuận và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng đã nhận thức rõ ràng những tổn thất từ RRLS trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong năm 2009, ngân hàng đã tiến hành triển khai toàn bộ hệ thống cơ chế điều chuyển vốn tập trung nhằm chuyển toàn bộ RRLS về hội sở chính quản lý, tập trung kiện tồn bộ phận quản trị rủi ro để ứng phó những khó khăn trong tình hình mới. Đồng thời Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng mơ hình tổ chức với quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, áp dụng nhiều phương pháp hiện đại để đo lường rủi ro lãi suất đồng thời tăng cường
đầu tư công nghệ thông tin tiên tiến phục vụ được trong công tác đo lường rủi ro lãi suất theo các phương pháp đo lường mà các ngân hàng tiên tiến trên thế giới đang áp dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 vừa hệ thống lại cơ sở lý luận về RRLS, quản trị RRLS, nguyên nhân phát sinh và các phương pháp đo lường RRLS trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Đồng thời chương 1 đã đề cập đến các kinh nghiệm quản trị RRLS tại một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đó rút ra bài học cho ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong công tác quản trị RRLS. Chương 1 đã cung cấp các kiến thức cơ sở để nghiên cứu thực trạng quản trị RRLS tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở chương 2.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT