6. Kết cấu luận văn
3.1. Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
3.1 Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. tư và Phát triển Việt Nam.
Qua 57 năm hoạt động, BIDV không ngừng phát triển, năng lực tài chính đang dần lớn mạnh. Khơng bằng lịng với hiện tại, BIDV định hướng tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2012 – 2015 phấn đấu trở thành 1 trong 2 ngân hàng dẫn đầu thị trường về quy mô và hiệu quả với các mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất được đề ra:
Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát rủi ro: BIDV từng bước củng cố tăng cường hoạt động, hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát chặt chẽ và hiệu quả, xem xét cấu trúc lại khối giám sát hoạt động và cơ chế phối hợp quản trị rủi ro cho ngân hàng. BIDV tiếp tục xây dựng và tăng cường chất lượng chính sách quản trị rủi ro thị trường của ngân hàng, bao gồm quản trị RRLS, rủi ro tỷ giá và rủi ro đầu tư bằng cách xây dựng các phương pháp, công cụ để đo lường, theo dõi và báo cáo tình hình rủi ro thị trường, theo dõi các hạn mức rủi ro thị trường phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.
Điều hành lãi suất theo hướng chủ động và linh hoạt: Để hạn chế rủi ro lãi suất phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn tái định giá giữa tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng do các biến động của lãi suất thị trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng, BIDV luôn quan tâm chặt chẽ đến việc điều hành lãi suất đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ, thu hẹp kỳ hạn bình quân giữa tài sản Nợ và tài sản Có, thời điểm và các địa bàn khác nhau trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả cao nhất. Đặc biệt đối với các khoản vay trung và dài hạn là sản phẩm thường gặp rủi ro nhiều về lãi suất, BIDV áp dụng chính sách lãi suất thả nổi linh hoạt theo lãi suất thị trường trong từng thời kỳ, từ đó giảm thiểu rủi ro về lãi suất. Ban ALCO cũng thường xuyên theo dõi biến động lãi suất thị trường và đưa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất trong từng thời kỳ, dự kiến khả năng huy động vốn của BIDV nhằm định hướng khai thác có hiệu quả nguồn vốn, định hướng tăng hay giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với nguồn vốn đầu vào và đầu ra của ngân hàng.
Chú trọng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho quản trị rủi ro: BIDV cũng chú trọng hệ thống cơng nghệ thơng tin phục vụ cho qui trình tín dụng, qui trình kinh doanh mới phục vụ xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý vốn tập trung FTP, công cụ đo lường rủi ro thị trường, đánh giá rủi ro… để tiến hành điều chỉnh hoặc nâng cấp.
Duy trì các tỷ lệ an tồn vốn, thanh khoản theo quy định: BIDV chủ trương bám sát định hướng của NHNN, cùng với nội lực và nền tảng là một ngân hàng vững mạnh, BIDV tăng cường củng cố, giám sát rủi ro hoạt động, tăng quy mô vốn điều lệ, tăng quy mơ tổng tài sản, đảm bảo các tiêu an tồn vốn hoạt động, tập trung tái cấu trúc các mặt hoạt động then chốt và phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh công tác huy động vốn để hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, đa dạng các loại tài khoản thanh tốn với lãi suất thấp nhưng có nhiều tiện ích để thu hút khách hàng gửi tiền. Đồng thời BIDV xác định duy trì các tỷ lệ an tồn vốn, thanh khoản theo quy định, bổ sung nhân sự theo dõi và nghiên cứu thiết lập các cảnh báo phù hợp với thị trường, thay đổi các cảnh báo cũ khơng phù hợp tình hình thị trường hiện tại.
Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay vốn đối với cơ chế FTP đang áp dụng tại BIDV được phân thành hai loại. Nếu đứng trên lập trường của hội sở chính lãi suất cho vay chính là lãi suất mà hội sở chính bán vốn cho chi nhánh, nếu đứng trên lập trường của chi nhánh lãi suất cho vay chính là lãi suất mà người đi vay phải trả cho chi nhánh. Quan điểm xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay sẽ lần lượt đứng trên hai lập trường này: - Giá bán vốn hội sở chính bán vốn cho chi nhánh.
Giá bán vốn = Lãi suất bán vốn FTP + Chi phí thanh khoản +/- Điều chỉnh đặc biệt
Lãi suất bán vốn FTP do BIDV công bố trong từng thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo. Lãi suất có thể khác nhau cho từng thời kỳ, loại khách hàng, loại sản phẩm và từng loại đồng tiền. Chi phí thanh khoản cũng do BIDV cơng bố từng thời kỳ tùy theo tình hình thị trường, tình hình cân đối vốn của ngân hàng và chủ trương điều hành của Ban lãnh đạo. Chi phí này chỉ áp dụng cho các giao dịch lãi suất thả nổi và có thể thay đổi tùy theo chính sách điều hành của BIDV. Cộng hoặc trừ các
điều chỉnh đặc biệt là các khoản mà hội sở chính cộng hoặc trừ vào giá bán vốn cho chi nhánh nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động của cả hệ thống. Trong trường hợp khoản vay đề nghị đủ điều kiện để cho vay. Lãi suất cho vay được xác định như sau: Lãi suất cho vay = Lãi suất mua vốn + Tỷ suất chi phí hoạt động + Phần bù rủi ro tín dụng + Phần bù rủi ro kỳ hạn + Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu - Lãi suất mua vốn là lãi suất mà chi nhánh phải trả cho hội sở chính.
+ Tỷ suất chi phí hoạt động: gồm lãi suất huy động vốn mà chi nhánh huy động vốn trong nền kinh tế sau đó bán cho hội sở chính, chi phí quản lý và các chi phí khác phân bổ đối với hoạt động cho vay chia tổng tài sản bình quân phục vụ cho vay. Chi phí hoạt động bao gồm các khoản mục chi phí liên quan đến khoản vay, cụ thể các khoản phí và lệ phí, thuế phải nộp, chi phí trả lương cho người lao động, chi phí hoạt động quản lý và cơng cụ, chi về tài sản, chi phí bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi phí bất thường…
+ Phần bù rủi ro kỳ hạn: được xác định theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với thời gian vay, thời gian vay càng dài thì phần bù rủi ro càng cao.
+ Phần bù rủi ro tín dụng: khi xem xét cho vay, ngân hàng phải thực hiện đánh giá rủi ro đối với nội dung khoản cấp tín dụng, khách hàng vay vốn. Dựa trên cơ sở phân tích đánh giá khoản vay và phân loại khách hàng, ngân hàng xác định tỷ lệ lãi suất tối thiểu nhất định để bù đắp rủi ro đối với khoản tín dụng. Phần bù rủi ro tín dụng được xác định dựa trên mơ hình đánh giá rủi ro tín dụng là một mơ hình khách quan, chặt chẽ, đảm bảo độ tin cậy cao.
+ Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu phải đảm bảo ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi nhưng vẫn hài hịa lợi ích giữa đi vay và cho vay, cụ thể phải thấp hơn lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế nhằm đảm bảo người đi vay có lãi kinh doanh.
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.