6. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ
2.4.2.2. Kết quả nghiên cứu
Sự cần thiết của các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.
Theo kết quả khảo sát, giá trị trung bình của các câu trả lời của các Ban QLRRTT&TN, Ban ALCO và Sở giao dịch, Chi nhánh, PGD đều lớn hơn 4. Có thể thấy, theo đánh giá chuyên gia của các phịng ban này, BIDV cần có giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRLS hiện tại được hiệu quả hơn. Đặc biệt mong muốn cần nâng cao năng lực nhiều nhất trong việc quản trị RRLS thuộc về các chuyên gia Ban ALCO, là phòng tác nghiệp thực hiện cân đối nguồn vốn hàng ngày nhiệm vụ tổng hợp và cảnh báo rủi ro lãi suất.
Bảng 2.10: Đánh giá của các đơn vị về sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRLS tại BIDV.
Phòng ban QLRRTT&TN Ban ALCO So giao dich, chi nhanh, PGD
Giá trị trung bình 4.839 4.962 4.400
(Nguồn: Phụ lục 3)
Giá trị trung bình các câu trả lời của Sở giao dịch, chi nhánh, PGD (4.832) thấp hơn Ban QLRRTT&TN (4.839) và Ban ALCO (4.962). Có thể lý giải là do đặc thù và vai trò của hai đơn vị này trong hoạt động quản trị RRLS tại BIDV. Trên thực tế, Sở giao dịch, Chi nhánh, PGD lại là đơn vị kinh doanh áp dụng và thực hiện các tiêu chí, cách thức quản trị RRLS chủ yếu theo hội sở xây dựng và hướng dẫn.
Những giải pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.
Giá trị trung bình của Q3 với 4.8831 là lớn nhất, ngược lại việc đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết Q5 kém được quan tâm nhất với 4.0779, điều này có thể lý giải rằng các chuyên gia đánh giá năng lực tài chính của BIDV ổn định với mức vốn tự có có được duy trì khá lớn và ln giữ mức tăng trưởng cao so với các NHTM khác.
Bảng 2.11: Những giải pháp mà BIDV có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị RRLS tại BIDV. Mã biến Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Q2 2.00 5.00 4.2468 0.67191 Q3 3.00 5.00 4.8831 0.36179 Q4 3.00 5.00 4.1299 0.71360 Q5 2.00 5.00 4.0779 0.73924 Q6 2.00 5.00 4.1429 0.62227 Q7 2.00 5.00 4.1169 0.82676 Q8 2.00 5.00 4.2468 0.79730 Q9 2.00 5.00 4.2597 0.76782 (Nguồn: Phụ lục 4)
Những giải pháp liên quan đến Chính phủ Việt Nam.
Bảng 2.12: Những giải pháp liên quan đến Chính phủ Việt Nam Mã biến Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Q10 2.00 5.00 4.1558 0.90416 Q11 3.00 5.00 4.2208 0.75434 (Nguồn: Phụ lục 5)
Trong 2 giải pháp liên quan đến Chính phủ về quản trị RRLS theo kết quả khảo sát thì giá trị trung bình của Q10 với 4.1558 nhỏ hơn Q11. Dù khơng chênh lệch nhiều nhưng từ đó có thể nhận định rằng, trong hai giải pháp đề xuất cho Chính
phủ để hỗ trợ cơng tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV thì giải pháp ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá là cần thiết hơn.
Những giải pháp liên quan đến NHNN.
Theo kết quả khảo sát, trong 4 giải pháp liên quan đến NHNN được đề xuất, Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRLS của các NHTM Q14 là giải pháp có giá trị trung bình cao nhất với 4.1818, thể hiện sự đồng tình nhiều hơn của người được khảo sát so với các giải pháp cịn lại. Điều này có thể lý giải do cơ chế giám sát của NHNN chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và NHNN cần thể hiện vai trò quản lý và thanh tra một cách toàn diện hơn.
Bảng 2.13: Những giải pháp liên quan đến NHNN Mã biến Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Q12 2.00 5.00 4.1039 .83641 Q13 2.00 5.00 4.0390 .80200 Q14 2.00 5.00 4.1818 .80667 Q15 2.00 5.00 4.0909 .83006 (Nguồn: Phụ lục 6)
Kiểm định sự phù hợp của các giải pháp với công tác quản trị RRLS tại BIDV.
Bên cạnh việc đánh giá mức độ đồng ý của các giải pháp đưa ra, cũng cần phải kiểm định sự phù hợp của các giải pháp với hoạt động quản trị RRLS tại BIDV. Do đó, nghiên cứu này sẽ kiểm định độ biến thiên giá trị trung bình của các giải pháp trên với giá trị trung bình chuẩn bằng cách sử dụng One Sample T-test trong SPSS. Trong đó, giá trị trung bình chuẩn được xác định là 4.5, đây là giá trị trung bình của hai mức cao nhất trong thang đo Likert là mức đồng ý và rất đồng ý. Nếu các giải pháp trên được kiểm định với mức ý nghĩa 5% cho kết quả là giá trị trung bình khơng khác biệt so với 4.5 tức là chấp nhận Ho chứng tỏ rằng các giải pháp không được đánh giá là đem lại tác động khác biệt và sẽ bị loại bỏ. Ngược lại, nếu các giải pháp được kiểm định là có giá trị trung bình khác biệt với 4.5, tức là bác bỏ Ho, chấp nhận H1, chứng tỏ các giải pháp được đánh giá là đem lại khác biệt.
Giả thiết đặt ra là:
Ho: Các giải pháp được đánh giá không đem lại tác động khác biệt. H1: Các giải pháp được đánh giá có đem lại tác động khác biệt.
Kết quả phân tích cho thấy mức ý nghĩa quan sát P value (Sig. 2-tailed) của các biến đều nhỏ hơn 0.05, cho thấy các giải pháp này đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% tức là đủ cơ sở để bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Như vậy, các giải pháp được đánh giá có tác động khác biệt đến việc quản trị RRLS tại BIDV được sắp xếp như sau:
Bảng 2.14: Kiểm định sự phù hợp của các giải pháp với công tác quản trị RRLS tại BIDV.
Mã biến Mức ý nghĩa quan sát Chênh lệch so với mức ý nghĩa 5%
Q2 0.001 -0.049 Q3 0.000 -0.050 Q4 0.000 -0.050 Q5 0.000 -0.050 Q6 0.000 -0.050 Q7 0.000 -0.050 Q8 0.007 -0.043 Q9 0.008 -0.042 Q10 0.001 -0.049 Q11 0.002 -0.048 Q12 0.000 -0.050 Q13 0.000 -0.050 Q14 0.001 -0.049 Q15 0.000 -0.050 (Nguồn: Phụ lục 7)
Về phía BIDV, cần phải thực hiện theo trình tự ưu tiên như sau: Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản đảm bảo cân đối giữa tài sản Nợ - tài sản Có (Q3); Hồn thiện hệ thống công nghệ thông tin (Q9); Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mơ (Q8); Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp (Q2); Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản vay (Q6); Mở rộng số
lượng các giao dịch phái sinh (Q4); Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất (Q7); Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết (Q5).
Về phía Chính phủ Việt Nam, cần phải Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (Q11); Bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội (Q10).
Về phía NHNN, cần phải Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRLS của các NHTM (Q14); Hoàn thiện các văn bản pháp lý (Q12); Nghiên cứu, hướng dẫn các NHTM sử dụng các công cụ phái sinh (Q15); Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tài chính tiền tệ (Q13).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành phát triển, thực trạng RRLS và phương pháp quản trị RRLS áp dụng tại BIDV. Trong thời gian qua, BIDV đã chú trọng đến công tác quản trị RRLS thông qua việc áp dụng nhiều phương pháp đo lường như mơ hình kỳ hạn đến hạn, mơ hình định giá lại, mơ hình thời lượng và mơ hình VaR. Đồng thời BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc áp dụng các cơng cụ tài chính phái sinh khơng chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong xu thế hội nhập mà còn đem lại nguồn thu cho ngân hàng cũng như là cơng cụ hiệu quả phịng ngừa RRLS. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế nên BIDV cần có các giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị RRLS trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ
RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN