Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76)

3.2.8. .Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết

3.3. Giải pháp hỗ trợ

3.3.2.2. Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Nền kinh tế khó khăn trong những năm gần đây, rất nhiều các loại rủi ro có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào nếu ngân hàng không quan tâm đến quản trị rủi ro một cách nghiêm túc. Với tình hình kinh tế khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt, hàng loạt các vần đề liên quan đến hoạt động ngân hàng cần được điều chỉnh bằng pháp lý như vấn đề cạnh tranh giữa các TCTD, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán…Việc cần làm lúc này của các ngân hàng không phải là tiếp tục tìm cách gia tăng lợi nhuận mà là giảm rủi ro.

Đồng hành với các ngân hàng trong quản trị rủi ro, NHNN và Chính Phủ cần có trách nhiệm sát cánh, đưa ra các giải pháp và cơ chế rõ ràng hơn để hạn chế rủi ro xuất hiện. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động ngân hàng phải được chú trọng, giải quyết hài hịa lợi ích của nền kinh tế và của ngân hàng. Luật của TCTD phải đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo với Luật Dân Sự và các luật khác. NHNN cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản điều chỉnh liên quan đến công tác quản lý rủi ro lãi suất. Hệ thống các văn bản này sẽ là cơ sở để các NHTM có cách thức cụ thể để quản trị rủi ro lãi suất một cách nghiêm túc. Hiện nay, từ phía NHNN chưa có văn bản pháp lý nào quy định chi tiết việc đo lường và quản trị RRLS tại các NHTM. Nếu các quy định chi tiết về quản tr5i RRLS chưa đưa ra, các NHTM có thể chưa nhận thức được đầy đủ sự cần thiết cũng như cách thức đúng đắn để quản trị RRLS. Do đó NHNN nên ban hành các văn bản và hướng dẫn các NHTM trong việc quản trị RRLS đó sẽ là nền tảng đầu tiên cho các NHTM để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phức tạp để tự bảo vệ mình với RRLS hoặc thậm chí là đầu cơ kiếm lợi nhuận trên các biến động lãi suất. Về việc báo cáo, NHNN hiện nay đã đưa ra mẫu báo cáo chuẩn về quản trị RRLS tuy nhiên trong thời gian tới NHNN có thể áp dụng các mẫu báo cáo mới chuẩn cho các NHTM theo các phương pháp định lượng RRLS đã nêu ở chương 1 để các NHTM có thể có mẫu báo cáo chung và NHNN cũng có cơ hội nắm bắt thêm thực trạng RRLS tại các NHTM hiện nay.

3.3.2.3 Nghiên cứu, hướng dẫn các ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ phái sinh.

Thị trường vốn Việt Nam chưa phát triển nên việc sử dụng các công cụ phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất tại các ngân hàng chưa được chú trọng, sản phẩm hoán đổi lãi suất được một số ngân hàng để thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất. Việt Nam cũng chưa phải chịu ảnh hưởng lớn từ những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nên việc sử dụng các công cụ phái sinh chưa trở thành nhu cầu bức xúc. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các cam kết sau khi gia nhập WTO cùng với việc nền kinh tế đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, mở cửa thị trường, áp dụng các luật chơi chung với quốc tế, lãi suất được tự do hóa, các luồng vốn được tự do chảy vào và chảy ra khỏi Việt Nam, NHNN cần chú trọng nghiên cứu xây dựng hướng dẫn các NHTM trong việc quản trị rủi ro lãi suất bằng nhiều biện pháp,

trong đó biện pháp phịng ngừa rủi ro lãi suất bằng cơng cụ phái sinh: Kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, các hợp đồng quyền chọn CAP, Floor, Collar, các giao dịch phái sinh về chứng khoán…nên được nghiên cứu triển khai, đặc biệt trong tình hình kinh doanh vốn khó khăn như hiện nay, các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong kinh doanh vốn.

3.3.2.4 Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tài chính tiền tệ.

NHNN cần phải tạo môi trường trong sạch lành mạnh cho các ngân hàng hoạt động, tránh tình trạng thay đổi cơ chế, chính sách liên tục gây bất ổn trong hệ thống ngân hàng. NHNN thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và chủ động trong điều hành nhằm kiểm sốt mức tăng tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng đối với nền kinh tế, sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất, đảm bảo phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô và giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp phá sản hàng loạt sau một thời gian dài chống chọi với lãi suất cao, ngành ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi nợ quá hạn tăng cao, huy động vốn và dư nợ cho vay giảm đáng kể. Vai trị của chính sách tài chính tiền tệ, vai trị của hệ thống ngân hàng rất có ý nghĩa trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. NHNN phải đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ sao cho ổn định. Đơi khi, vì theo đuổi đồng thời nhiều mục tiêu, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã tạo ra nhiều mâu thuẫn khơng đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường, gây khó khăn cho hoạt động NHTM, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Trong tình huống cần kiềm chế lạm phát, việc NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng nhiều biện pháp mạnh đồng thời trong một khoảng thời gian ngắn đã gây cú sốc cho các ngân hàng và doanh nghiệp chưa kịp thích ứng, đến khi NHNN dừng lại và quan sát thì các doanh nghiệp đã đứng bên bờ vực phá sản hàng loạt, cịn các NHTM phải phát đi các tín hiệu kêu cứu. Đến giữa năm 2013 số lượng doanh nghiệp phá sản đã ngày càng tăng đến con số chóng mặt và chưa dừng lại, mặc dù NHNN đã áp dụng nhiều cách để giảm lãi suất đồng thời cũng phát đi các tín hiệu sẽ tiếp tục giảm lãi suất nhưng các doanh nghiệp vẫn thờ ơ với vốn ngân hàng. Ngược lại, đối với các NHTM nợ quá hạn ngày càng tăng, rủi ro mất vốn ngày càng cao. Do đó việc hồn thiện các cơng cụ của chính sách tiền tệ ở

Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững, ổn định là mục tiêu cấp bách của NHNN trong tình hình hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Quản trị rủi ro lãi suất là nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm chun mơn. Do đó, các ngân hàng phải hướng tới phương pháp đo lường và và quản trị rủi ro hiện đại. Chương 3 đã trình bày một số giải pháp để hồn thiện quy trình quản trị rủi ro tại BIDV. Mục tiêu cuối cùng của quản trị rủi ro lãi suất là ngân hàng phải duy trì mức độ rủi ro lãi suất nằm trong hạn mức rủi ro cho phép mà ngân hàng có thể chấp nhận được. Để thực hiện quản trị hiệu quả, ngân hàng phải xây dựng phương pháp xác định lãi suất cho vay, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng các giao dịch phái sinh …Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà Nước, Chính Phủ phải hỗ trợ các NHTM mơi trường pháp lý ổn định và môi trường kinh doanh lành mạnh.Với mong muốn những đề xuất mang tính chủ quan có thể góp phần giúp BIDV quản trị rủi ro lãi suất tốt, nâng cao hiệu quả hoạt động.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua 57 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự chỉ đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo cùng với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt huyết, không ngừng học hỏi, bối dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đắc lực cùng tồn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong hoạt động quản lý rủi ro lãi suất nói riêng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát tuân thủ các giới hạn, hạn mức rủi ro lãi suất đưa ra vào từng thời kỳ, giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một Tập đồn Tài chính - Ngân hàng có uy tín trong nước và vươn ra khu vực.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, trên cơ sở tìm hiểu thực tế hoạt động quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam cùng với việc kế thừa những nghiên cứu trước, chuyên đề đã tập trung giải quyết được một số vấn đề sau:

Hệ thống hóa những nội dung lý thuyết làm cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại.

Phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và trong tồn hệ thống ngân hàng nói chung.

Hy vọng những đề xuất cho công tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV cùng với các kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN sẽ đóng góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM trong thời gian tới. Đây sẽ là liều thuốc quan trọng làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên mạnh khỏe để vượt qua gia đoạn khó khăn hiện nay. Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể, luận văn vẫn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong được sự đóng góp và chia sẻ q báu của Q thầy cơ để luận văn được hồn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của BIDV qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 2. Báo cáo thường niên của BIDV qua các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 3. Nghị quyết 379/NQ-HĐQT ngày 16/05/2012 phương án tái cơ cấu BIDV giai

đoạn 2012- 2013 và định hướng 2015.

4. Nguyễn Thị Kim Ngọc (2013), Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

5. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

6. Phạm Hà Vinh (2013), Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

7. Quy định 10033/QĐ-NVKD1 ngày 12 tháng 01 năm 2007 v/v cơ chế quản lý vốn tập trung.

8. Quy định 3818/QĐ-QLRRTT ngày 02/07/2013 v/v quản lý rủi ro lãi suất của BIDV.

9. Trần Huy Hoàng (2010), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

10. Trần Mạnh Hà (2010), “Ứng dụng Value at risk trong việc cảnh báo và giám sát rủi ro thị trường”, Khoa Ngân Hàng – Học viện ngân hàng.

11. Website tham khảo:

www.sbv.gov.vn www.gso.gov.vn www.bidv.com.vn

www.taichinhvietnam.vn www.vietinbank.com.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát hoạt động quản trị

rủi ro lãi suất tại BIDV

Xin kính chào anh, chị!

Tôi tên là Nguyễn Thị Phương Nhung, hiện tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Kính mong các anh chị làm việc tại BIDV dành chút thời gian để trả lời bảng khảo sát sau đây. Tôi xin cam đoan mọi thông tin anh chị cung cấp chỉ sử dụng để nghiên cứu đề tài này. Rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của các anh chị.

Câu hỏi có nhiều lựa chọn, hãy chọn câu trả lời bằng cách gạch chéo (x) vào ô trống.

Thông tin về người thực hiện bảng khảo sát

1. Đơn vị đang công tác Lựa chọn

Ban ALCO

Ban QLRRTT&TN

Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng giao dịch

2. Số năm cơng tác tại vị trí hiện tại Lựa chọn

Dưới 3 năm Từ 3 – 5 năm Trên 5 năm

Nội dung câu hỏi cần khảo sát

1. (Q1) Theo Anh chị có cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất hiện tại của BIDV hay không

Lựa chọn Rất không cần thiết Khơng cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

Anh chị vui lòng đánh giá mức độ đồng ý theo thang đo từ 1 đến 5 năm, trong đó 1

– rất khơng đồng ý, 5- hồn tồn đồng ý.

2. Anh chị có đồng ý với những giải pháp quản trị rủi ro lãi suất bên dưới mà BIDV có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị RRLS hay khơng?

Tiêu chí đánh giá Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

(Q2) Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp

1 2 3 4 5

(Q3) Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản đảm bảo cân đối giữa tài sản Nợ - tài sản Có 1 2 3 4 5 (Q4) Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh 1 2 3 4 5 (Q5) Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết 1 2 3 4 5

(Q6) Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi

ro các khoản vay 1 2 3 4 5 (Q7) Nâng cao năng lực quản trị rủi

ro lãi suất 1 2 3 4 5

(Q8) Tăng cường dự báo các điều

kiện kinh tế vĩ mô 1 2 3 4 5 (Q9) Hoàn thiện hệ thống công

3. Bên cạnh những nổ lực từ phía BIDV, anh chị có đồng ý với những kiến nghị bên dưới đối với Chính Phủ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất được hay khơng? Tiêu chí đánh giá Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

(Q10) Bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

1 2 3 4 5

(Q11) Ổn định môi trường kinh tế

vĩ mô 1 2 3 4 5

4. Đối với Ngân hàng Nhà nước, Anh chị có đồng tình với những đề xuất sau hay khơng? Tiêu chí đánh giá Rất khơng đồng ý Khơng đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý

(Q12) Hoàn thiện các văn bản pháp

lý 1 2 3 4 5

(Q13) Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tài chính tiền tệ

1 2 3 4 5

(Q14) Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRLS của các NHTM

1 2 3 4 5

(Q15) Nghiên cứu, hướng dẫn các NHTM sử dụng các công cụ phái sinh

1 2 3 4 5

PHỤ LỤC 2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

KINH NGHIEM

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 3 nam 57 74.0 74.0 74.0 tu 3 den 5 nam 4 5.2 5.2 79.2 tren 5 nam 16 20.8 20.8 100.0 Total 77 100.0 100.0 PHONG BAN Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid QLRRTT&TN 30 39.0 39.0 39.0 Ban ALCO 27 35.1 35.1 74.0 So giao dich/chi nhanh/PGD 20 26.0 26.0 100.0 Total 77 100.0 100.0

PHỤ LỤC 3: Đánh giá của các đơn vị về sự cần thiết của các giải

pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.

PHONG BAN

QLRRTT&TN Ban ALCO So giao dich/chi nhanh/PGD Mean Mean Mean Q1 4.839 4.962 4.400

PHỤ LỤC 4: Những giải pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực

quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Q2 77 2.00 5.00 4.2468 .67191 Q3 77 3.00 5.00 4.8831 .36179 Q4 77 3.00 5.00 4.1299 .71360 Q5 77 2.00 5.00 4.0779 .73924 Q6 77 2.00 5.00 4.1429 .62227 Q7 77 2.00 5.00 4.1169 .82676 Q8 77 2.00 5.00 4.2468 .79730 Q9 77 2.00 5.00 4.2597 .76782 Valid N (listwise) 77

PHỤ LỤC 5: Những giải pháp liên quan đến Chính Phủ.

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Q10 77 2.00 5.00 4.1558 .90416 Q11 77 3.00 5.00 4.2208 .75434 Valid N (listwise) 77

PHỤ LỤC 6: Những giải pháp liên quan đến NHNN.

Descriptive Statistics

N Minimum Maximum Mean Std.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)