Nhóm chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 70)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến điều kiện kinh doanh

Việc đánh giá các điều kiện kinh doanh của một doanh nghiệp cần được xem xét trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một số yếu tố chính và quan trọng thường gặp và được sử dụng để phân tích điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp là:

- Vấn đề đa dạng hóa kinh doanh: Việc đa dạng hóa kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp ổn định kinh doanh xét trên bình diện tổng thể một khi có sự suy giảm trong hoạt động trong một số sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu bổ sung thêm một số sản phẩm mới cũng có thể làm giảm tổng lợi nhuận thu được vì một số sản phẩm mới cần có thời gian được thị trường chấp nhận.

- Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này đánh giá về quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua một số năm hoạt động. Doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động càng dài thì mức độ ổn định cũng như vững chắc càng cao. Đối với các doanh nghiệp chuyển đổi hình thức thì thời gian hoạt động tính cả thời gian trước khi chuyển đổi.

- Quy mô thị trường: Quy mơ thị trường tiềm năng là tổng mức cầu có khả năng thanh toán đối với sản phẩm trong một giai đoạn cụ thể hay cũng có thể hiểu là tổng doanh thu tối đa mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành có thể đạt được. Quy mơ thị trường tiềm năng được đánh giá dựa trên những số liệu ước tính về số người có

nhu cầu sử dụng nhân với mức mua hàng bình qn của số người đó. Độ lớn của thị trường tương ứng tỷ lệ thuận độ ổn định cũng như khả năng thâm nhập thị trường của một sản phẩm.

- Thị phần của doanh nghiệp: Thị phần của doanh nghiệp là tỷ số giữa doanh số bán của doanh nghiệp so với tổng doanh số bán của ngành. Do việc thống kê thị trường về tổng doanh số bán của ngành là khá khó khăn nên thị phần của doanh nghiệp được xác định ở mức tương đối. Doanh nghiệp chiếm thị phần càng cao cho thấy mức chấp nhận của thị trường về sản phẩm càng tốt.

- Các hoạt động nghiên cứu phát triển: Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, sản phẩm của doanh nghiệp nhanh chóng có nguy cơ lỗi thời. Do đó có thể doanh nghiệp có vị trí tốt trong ngành nếu khơng có sự đầu tư thích đáng trong công tác nghiên cứu, đổi mới cơng nghệ thì vị trí chắc chắn sẽ sụt giảm trong tương lai.

- Thương hiệu sản phẩm: Chỉ tiêu này đánh giá sự ổn định cũng như sự biết đến về thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Các tiêu chí đánh giá như: mức độ phổ biến của sản phẩm đối với công chúng, sản phẩm được công nhận là hàng Việt Nam chất lượng cao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)