Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 42)

6. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

2.2.1 Tình hình rủi ro lãi suất.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn và sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2010 – 2013.

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Nguyên nhân chính của rủi ro lãi suất tại BIDV là sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ, chênh lệch ngày đáo hạn. Số dư huy động của

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2010 2011 2012 2013 Nguồn vốn Sử dụng vốn

khách hàng theo các kỳ hạn nhận thấy hầu hết các khách hàng tiền gửi có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Bảng 2.2 Tổng huy động vốn theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013.

ĐVT: Tỷ đồng Loại kỳ hạn 2010 2011 2012 2013 1 tháng 74.314 72.224 97.675 122.929 1 – 3 tháng 55.292 53.737 72.673 91.463 3 – 6 tháng 24.181 23.501 31.782 39.999 6 – 12 tháng 43.003 41.794 56.521 71.135 Từ 1- 5 năm 25.323 24.610 33.283 41.888 Trên 5 năm 29.811 28.972 39.182 49.312 Tổng cộng 251.924 244.838 331.116 416.726

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay theo từng kỳ hạn tại BIDV giai đoạn 2010 - 2013.

ĐVT: Tỷ đồng Loại kỳ hạn 2010 2011 2012 2013 1 tháng 60.951 70.481 81.508 93.764 1 – 3 tháng 43.740 50.579 58.492 67.287 3 – 6 tháng 21.641 25.025 28.940 33.291 6 – 12 tháng 7.817 9.040 10.454 12.026 Từ 1- 5 năm 120.043 138.812 160.529 184.667 Trên 5 năm Tổng cộng 254.192 293.937 339.923 391.035

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Trong giai đoạn năm 2010 - 2013 số dư huy động vốn kỳ hạn 1 tháng đến 3 tháng chiếm trên 50% trong khi đó dư nợ cho vay với kỳ hạn tương ứng chiếm khoảng 40% tổng dư nợ. Bên cạnh đó dư nợ cho vay kỳ hạn trung dài hạn giai đoạn 2010 – 2013 chiếm trên 45% trong khi đó nguồn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ chiếm trên dưới 10% cụ thể năm 2013 dư nợ cho vay kỳ hạn từ 1- 5 năm là 184.668 tỷ đồng chiếm 47,23% thì nguồn tiền gửi kỳ hạn tương ứng chỉ 41.888 tỷ đồng chiếm 10% tổng huy động. Như vậy, BIDV đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài

trợ cho các dự án cho vay, đầu tư dài hạn năm 2012 (88.064 tỷ đồng) 2013 (93.468 tỷ đồng) nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để tài trợ các dự án cho vay trung và dài hạn chiếm trên 50%. Sự mất cân đối tài sản Nợ và tài sản Có có thể phát sinh khi các kỳ hạn tiền gửi đến hạn một cách nhanh chóng trong khi các dự án cho vay, đầu tư dài hạn ngược lại.

Dấu hiệu thứ hai làm xuất hiện rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của BIDV chính là sự khơng phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư. Năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 331.116 tỷ đồng (ngắn hạn 258.651 tỷ đồng, trung dài hạn 72.465 tỷ đồng) khi đó dư nợ cho vay là 339.923 tỷ đồng (ngắn hạn 179.394 tỷ đồng, trung dài hạn 160.529 tỷ đồng). Năm 2013 tổng nguồn vốn huy động của BIDV là 416.726 tỷ đồng (ngắn hạn 325.526 tỷ đồng, trung dài hạn 91.200 tỷ đồng) trong khi dư nợ cho vay là 391.035 tỷ đồng (ngắn hạn 184.668 tỷ đồng, trung dài hạn 206.367 tỷ đồng). Qua số liệu các năm cho thấy BIDV khơng có sự phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng cho vay và đầu tư.

Cuối cùng một trong những dấu hiệu của rủi ro lãi suất tại BIDV là áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay. Việc hạ trần lãi suất huy động của NHNN trong thời gian qua gây khó khăn trong cơng tác quản trị nguồn vốn. Lãi suất thị trường giảm buộc BIDV phải cho vay với mức lãi suất thị trường trong khi đã huy động với mức lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường giảm, BIDV sẽ thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay nhưng chỉ áp dụng đối với các khoản tiền gửi, tiền vay mới phát sinh còn các khoản tiền gửi tiền vay hiện hành sẽ được thực hiện theo lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm và các chứng chỉ tiền gửi cho đến khi hết kỳ hạn. Do đó khi lãi suất thị trường giảm khơng có nghĩa chi phí huy động vốn giảm ngay lập tức. Nhưng đối với các khoản dư nợ phát sinh trước đây với lãi suất trên hợp đồng tín dụng khá cao thì chưa chắc BIDV đã thu được lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng do khách hàng thấy các khoản vay mới phát sinh lãi suất rất thấp sẽ thỏa thuận với ngân hàng hạ lãi suất dư nợ hiện hành hoặc tìm cách trả nợ trước hạn để đáo lãi suất vay sang lãi suất cho vay thấp gây rủi ro làm giảm thu nhập.

2.2.2.1 Đo lường rủi ro lãi suất thông qua tỷ lệ NIM.

Bảng 2.4: Thu nhập lãi, chi phí lãi, tỷ lệ NIM tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013

ĐVT: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Thu nhập lãi 29.225 44.257 45.295 42.930 Chi phí lãi 20.440 32.033 33.094 28.980 Thu nhập lãi thuần 8.785 12.224 12.201 13.950 Tỷ số NIM 2,95 3,46 3,18 2,88

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Thu nhập lãi thuần của BIDV tăng trong giai đoạn 2010 – 2013, từ 8.785 tỷ đồng năm 2010 đến 13.950 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên thu nhập lãi thuần này đã có phần chững lại ở con số 12.201 tỷ đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu đến từ việc tăng trưởng tín dụng tại BIDV năm 2012 chững lại do thị trường đã có nhiều yếu tố khơng thuận lợi như lãi suất cho vay ở mức cao. Đặc biệt năm 2012 do suy thoái kinh tế người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân. Đến năm 2013 với chủ trương đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn kết quả thu nhập lãi thuần năm 2013 tăng đạt 13.950 tỷ đồng, kết quả này vẫn được đánh giá là tốt so với mặt bằng chung tại các ngân hàng khác. Hiện nay, hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay vẫn là những hoạt động truyền thống mang tính chủ chốt tại BIDV. Do đó, thu nhập lãi và chi phí lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập cũng như chi phí tại BIDV như năm 2013 thu nhập lãi thuần chiếm 72,62% tổng thu nhập. Điều này khiến BIDV luôn đứng trước rủi ro thu nhập bị giảm khi lãi suất biến động. Năm 2010 tỷ lệ NIM của BIDV giảm xuống chỉ còn 2,95% do lạm phát tăng lên hai con số, tình hình cạnh tranh nguồn huy động vốn trở nên căng thẳng giữa các ngân hàng lãi suất lại biến động mạnh trong giai đoạn này đồng thời tăng trưởng tín dụng khơng còn cao như trong năm 2009. Bước sang năm 2011 tỷ lệ NIM đã tăng trở lại đạt 3,46% do tăng trưởng tín dụng tăng lên thêm vào đó lãi suất cho vay cũng đã cao hơn rất nhiều. Vào những năm 2012, 2013 tỷ lệ NIM giảm so với năm 2011 nguyên nhân của sự sụt giảm xuất phát từ sự khó khăn chung của hệ thống ngân hàng như tăng trưởng tín

dụng chậm, lãi suất lại giảm mạnh, nợ xấu tăng cao. Chính những nguyên nhân này đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Biểu đồ 2.2: So sánh tỷ lệ NIM tại BIDV và các NHTM khác giai đoạn 2010 – 2013

ĐVT: %

(Nguồn: Báo cáo so sánh các chỉ tiêu tài chính của các ngân hàng được tổng hợp tại website của Vietinbank)

So sánh tỷ lệ NIM của BIDV so với các ngân hàng khác cho thấy mức biến động qua các năm là tương đối ổn định. Tuy nhiên so với các ngân hàng khác tỷ lệ NIM của BIDV tương đối thấp hơn chẳng hạn tính đến năm 2012 tỷ lệ NIM của BIDV chỉ cao hơn VCB là 2,55% và thấp hơn một số ngân hàng khác như ACB là 2,9%, Sacombank là 4,97% và Vietinbank cũng đạt con số 3,61%. Việc kiểm soát tỷ lệ NIM ở tỷ lệ trên cho thấy BIDV chưa đạt hiệu quả cao trong kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn với chi phí thấp so với các ngân hàng khác. Khi tỷ lệ NIM bị thu hẹp tức chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn tức rủi ro lãi suất sẽ lớn hơn.

2.2.2.2 Đo lường rủi ro lãi suất thông qua hệ số GAP.

Bảng 2.5 Hệ số nhạy cảm lãi suất tại BIDV giai đoạn 2010 – 2013.

ĐVT: Tỷ đồng 2.74 3.74 2.9 3.07 3.88 2.94 2.55 4.18 5.11 4.06 3.61 3.43 5.34 0 1 2 3 4 5 6 2010 2011 2012 2013 BIDV ACB VCB Sacombank Vietinbank

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Tài sản Có nhạy cảm lãi suất ISA

332.057 364.367 429.956 495.416 Tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất ISL

310.737 343.559 411.389 473.564 Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ

nhạy cảm lãi suất IS GAP 21.320 20.808 18.567 21.852 Hệ số nhạy cảm lãi suất (ISA/ISL) 1,07 1,06 1,05 1,05

(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2010 - 2013)

Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất luôn luôn dương với năm 2010 là 21.320 tỷ đồng, năm 2011 là 20.808 tỷ đồng, năm 2012 là 18.567 tỷ đồng và năm 2013 là 21.852 tỷ đồng. Với vị thế như vậy ngân hàng sẽ phải đương đầu với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường biến động theo chiều hướng giảm. Để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong điều kiện chênh lệch tài sản Có lớn hơn tài sản Nợ. BIDV đã chủ động thực hiện các hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn dưới 3 tháng; trong hoạt động đầu tư thì ngân hàng đã tăng các khoản đầu tư dài hạn khi dự báo lãi suất có xu hướng giảm và sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn nếu dự báo lãi suất tăng; hoạt động cho vay thì ngân hàng áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi với kỳ hạn định giá lại lãi suất 1- 3 tháng/lần. Đồng thời theo số liệu hệ số nhạy cảm ISA/ISL trong giai đoạn 2009 – 2013 từ 1,07 xuống còn 1,05 giảm nhẹ và ln được duy trì ở mức gần 1 đã thể hiện BIDV ln duy trì sự cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ khá tốt, từ đó giúp ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất.

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)