6. Kết cấu luận văn
2.1. Gi ới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tên viết tắt tiếng Anh: BIDV
Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 04.2220.5544 – 19009247 Fax: 04.2220.0399 Email: info@bidv.com.vn
Website: www.bidv.com.vn
Logo: Con thuyền đỏ - cánh buồm xanh
Vốn điều lệ: 28.112.026 triệu đồng trong đó phần vốn Nhà nước là 26.920.240 triệu đồng và vốn của nhà đầu tư bên ngoài là 1.191.786 triệu đồng.
Ngành nghề kinh doanh: Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngồi; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh tốn cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán; cung ứng các dịch vụ thanh toán; vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn; vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngồi; góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và TCTD khác; tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc, mua, bán cơng cụ chuyển nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ; kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ và tài sản tài chính; ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản và các hoạt động kinh doanh khác được NHNN cho phép.
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển.
BIDV là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích và trải qua nhiều giai đoạn phát triển.
Thời kỳ Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam (1957 – 1981): Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính được thành lập theo quyết định số 177/TT ngày 26/04/1957 của Thủ Tướng Chính Phủ. Quy mơ ban đầu gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành cơng trình, thực hiện tiết kiệm, tích lũy vốn cho nhà nước. Ngay trong năm đầu tiên, Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm cơng trình đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả.
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990): Ngày 26/04/1981 Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc NHNN theo quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính Phủ. Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi. Chỉ sau thời gian ngắn, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đã nhanh chóng ổn định công tác tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các hoạt động cấp phát và tín dụng đầu tư cơ bản khơng bị ách tắc. Các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trị tín dụng được nâng cao. Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp, khuyến khích các đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tiến kỹ thuật, mở rộng năng lực sản xuất, tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 2014): Thời kỳ 1990 – 1994, ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401/CT. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy nhiệm vụ được thay đổi cơ bản là tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư phát triển,
kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phụ vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995 – 2000 đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp theo mơ hình ngân hàng thương mại với nhiệm vụ trọng yếu là phục vụ cho đầu tư phát triển. Ngày 23/04/2012, Thống đốc NHNN đã có Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo đó ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa và chuyển đổi ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 100% vốn Nhà nước với tên đầy đủ bằng tiếng Việt là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đến nay BIDV ln duy trì tốc độ tăng trưởng cao, an toàn và hiệu quả, tổng tài sản tăng bình quân 20%/năm, huy động vốn tăng bình qn 22%/năm, dư nợ tín dụng tăng bình qn 23%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 40%/năm.
2.1.2 Mạng lưới hoạt động.
BIDV là một trong ba ngân hàng thương mại có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối: khối kinh doanh và khối sự nghiệp. Khối kinh doanh bao gồm ngân hàng thương mại với mạng lưới truyền thống và hiện đại rộng khắp phủ kín 63 tỉnh thành phố trong cả nước nâng tổng số điểm mạng lưới của ngân hàng đến ngày 31/12/2013 lên 127 chi nhánh và sở giao dịch, 503 phòng giao dịch, 95 quỹ tiết kiệm, hơn 1200 máy ATM và 500 POS; cơng ty chứng khốn BIDV (BSC); Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC); đầu tư – tài chính (cơng ty cho th tài chính I, cơng ty cho th tài chính II, cơng ty Đầu tư Tài chính BFC, cơng ty quản lý quỹ công nghiệp và năng lượng…) và các liên doanh như công ty quản lý Đầu tư BVIM, ngân hàng liên doanh Lào Việt, ngân hàng liên doanh VID Public, ngân hàng liên doanh Việt Nga, công ty liên doanh Pháp BIDV…Khối sự nghiệp gồm trường đào tạo cán bộ BIDV (BTC) và trung tâm công nghệ thông tin BIDV (BITC). Tổng số cán bộ, nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 18.231 người với tỷ lệ Nữ chiếm 57% tổng số cán bộ và ổn định trong 03 năm từ 2010-2012, cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao 87,2%, tuổi đời bình qn của cán bộ trong tồn hệ thống năm 2013 là 32 tuổi, trong đó cán bộ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ
hơn 50%. Do vậy có thể nói BIDV đang có lực lượng lao động trẻ trung, năng động và sáng tạo.
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chính của BIDV giai đoạn 2010 – 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013
Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 366.267 405.755 484.785 548.386 Vốn chủ sở hữu 24.22 24.39 26.494 32.039 Tiền gửi và phát hành GTCG 251.924 244.838 331.116 416.726 Dư nợ tín dụng 254.192 293.937 339.923 391.035 Chỉ tiêu Chất lượng tài sản và An toàn vốn
Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2,72% 2,96% 2,91% 2,37% Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) 9,32% 11,07% 9,65% 10,23% Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các hoạt động 11.488 15.414 16.677 19.209 Chi phí hoạt động -5.546 -6.652 -6.765 -7.436 Chi dự phòng rủi ro -1.317 -4.542 -5.587 -6.483 Lợi nhuận trước thuế 4.625 4.22 4.325 5.209 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.758 3.209 3.265 4.03 ROE 17,95% 13,16% 12,38% 13,80% ROA 1,13% 0,83% 0,74% 0,78%
(Nguồn: Các báo cáo thường niên của BIDV giai đoạn 2010 - 2013)
Tổng tài sản của BIDV gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn 2010 – 2013 với tốc độ gia tăng bình quân 20%/năm. Đến năm 2013 đạt 548.386 tỷ đồng, tăng 63.601 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2012. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí ổn định và an tồn với nguồn tiền huy động từ thị trường 1 chiếm tỷ trọng trên 70% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản ln trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cũng như ứng phó với các
biến động của thị trường. Tình hình huy động vốn của BIDV có diễn biến thay đổi theo hướng tích cực chủ yếu tập trung tăng trưởng nguồn tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài với tốc độ gia tăng thường quanh mức 30% so với năm liền trước. Tổng huy động vốn BIDV trong năm 2013 đạt 416.726 tỷ đồng tăng 26% so với năm 2012. Hoạt động tín dụng của BIDV ln cải thiện cơ cấu cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Tính đến năm 2013 tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 391.035 tỷ đồng tương ứng tăng 15% cao hơn so với mức tăng trưởng toàn hệ thống (12,51%). Tỷ nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV luôn nằm trong mức kiểm sốt năm 2013 tỷ lệ nợ xấu 2,37%. Tính đến năm 2013 lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.209 tỷ đồng tăng hơn 20% so với năm 2012 là 4.325 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch đề ra, chỉ số ROA 0,78%, ROE 13,8%, chia cổ tức 8,5%. Như vậy mặc dù gặp nhiều khó khăn trong mơi trường kinh doanh song BIDV vẫn đảm bảo tăng trưởng về quy mơ trên các chỉ tiêu chính, tăng trưởng thu nhập hoạt động đồng thời đảm bảo an toàn trong hoạt động thơng qua việc trích lập dự phòng đầy đủ.
2.2 Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.