6. Kết cấu luận văn
2.3.2. Cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị rủi ro lãi suất
Năm 2009 khi BIDV thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức theo TA2 đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống nghiệp vụ quản lý tài sản Có và tài sản Nợ sang cơ chế quản lý vốn tập trung tức chuyển rủi ro lãi suất và thanh khoản từ chi nhánh quản lý sang hội sở chính. Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với hội sở chính thơng qua Ban ALCO. Hội sở chính sẽ mua tồn bộ tài sản Nợ của chi nhánh bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập hay chi phí của từng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với hội sở chính. Việc quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức phân cấp ủy quyền đến các bộ phận theo quy định bằng văn bản cụ thể
Biểu đồ 2.3: Cơ chế quản lý vốn tập trung tại BIDV
(Nguồn: Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO)
Chi nhánh thực sự trở thành đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp khách hàng. Chính nhờ cơ chế quản lý vốn tập trung mà sự mất cân đối tài sản Nợ và tài sản Có của chi nhánh này được bù đắp bởi chi nhánh khác trong hệ thống. Theo đó tất cả tài sản Nợ và tài sản Có của chi nhánh đều được mua và bán căn cứ vào kỳ hạn loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch. Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại tài sản Nợ và tài sản Có, chi nhánh ln được đảm bảo một mức chênh lệch giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ. Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay, nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không phải quan tâm đến RRLS vì rủi ro được chuyển về hội sở chính.