6. Kết cấu luận văn
2.3.4. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất
Quy trình về trình tự quản trị RRLS, với mục đích đảm bảo rõ các chức năng của bộ phận kinh doanh, quản trị rủi ro và quản trị rủi ro tác nghiệp trong quản trị RRLS theo hiệp ước Basel II nhằm kiểm soát và giảm thiểu RRLS của BIDV trong quá trình hoạt động kinh doanh, xác định và phân định rõ ràng công việc trách nhiệm của các cá nhân, ban khối trong quá trình quản trị RRLS. Mục đích khác nữa của trình tự quản trị RRLS nhằm thống nhất trình tự các bước thực hiện quản trị RRLS, xây dựng hệ thống phương pháp đo lường, quản trị RRLS theo thông lệ quốc tế, giới hạn hạn mức tổn thất dự kiến giá trị tài sản ngân hàng trước các biến động lãi suất thị trường thông qua đo lường và quản lý giá trị chịu RRLS.
2.3.4.1 Nhận diện rủi ro lãi suất.
BIDV quản trị rủi ro lãi suất bằng cách đề ra các hệ thống hạn mức kiểm soát rủi ro lãi suất, ban hành cách thức phê duyệt, rà soát, sửa đổi hệ thống hạn mức RRLS một cách chặt chẽ. Các hạn mức kiểm soát RRLS gồm hạn mức về tỷ lệ khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản, hạn mức về tỷ lệ biến động thu nhập ròng từ lãi trên kế hoạch lợi nhuận, hạn mức về thu nhập chịu RRLS, hạn mức về khe hở thời lượng, hạn mức về tỷ lệ biến động giá trị kinh tế vốn của ngân hàng trên vốn tự có, hạn mức về giá trị chịu RRLS, các hạn mức khác. Hệ thống các hạn mức và kiểm soát RRLS được xét duyệt trong các kỳ họp hội đồng ALCO hoặc trong trường hợp cần thiết khi lãi suất thị trường biến động nhanh hoặc rủi ro của danh mục tài sản Nợ và tài sản Có có dấu hiệu gia tăng đột biến nằm ngoài kế hoạch định trước. Trình tự phê duyệt hệ thống hạn mức thực hiện đầu tiên thông qua đề xuất hệ thống hạn mức trong kỳ tiếp theo và gia hạn hệ thống hạn mức đã hoặc sắp hết hạn của Ban ALCO trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách phê duyệt gửi Ban QLRRTT&TN thẩm định. Ban QLRRTT&TN phối hợp với các Ban liên quan tiến hành xem xét, thẩm định hệ thống hạn mức trên cơ sở xem xét các yếu tố khẩu vị rủi ro của BIDV, kỳ vọng tăng trưởng thu nhập ròng từ lãi, mức độ gia tăng giá trị kinh tế vốn của ngân hàng và mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng gắn với diễn biến thị trường và chính sách điều hành của NHNN. Cuối cùng trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro thông qua hệ thống hạn mức rủi ro lãi suất.
2.3.4.2 Đo lường rủi ro lãi suất.
Năm 2009 khi BIDV thực hiện chuyển mơ hình tổ chức theo TA2 đã chuyển đổi toàn bộ hệ thống nghiệp vụ quản lý tài sản Nợ và tài sản Có sang cơ chế quản lý vốn tập trung tức chuyển rủi ro lãi suất và thanh khoản từ chi nhánh quản lý sang Hội sở chính. Hiện tại, BIDV đo lường rủi ro lãi suất theo mơ hình định giá lại, mơ hình thời lượng và chủ yếu là mơ hình giá trị chịu rủi ro lãi suất VaR. BIDV là ngân hàng đi đầu vận dụng mơ hình thời lượng, mơ hình định giá lại trong hoạt động quản trị RRLS. Theo đó tại thời điểm cuối mỗi ngày làm việc Ban QLRRTT&TN đo lường khe hở thời lượng của danh mục tài sản Nợ và tài sản Có, xác lập hạn mức khe hở thời lượng để giới hạn mức tổn thất có thể xảy ra đối với giá trị kinh tế vốn của ngân hàng. Đồng thời thực hiện các biện pháp điều chỉnh quy mô và cơ cấu tài sản Nợ - tài sản Có nhằm đưa khe hở thời lượng về hạn mức trong 1 khoảng thời gian nhất định khi khe hở thời lượng vượt hạn mức quy định. Định kỳ hàng quý, Ban QLRRTT&TN đo lường mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi VND và USD do lãi suất thị trường biến đổi. Thực hiện các biện pháp điều chỉnh quy mô và cơ cấu khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất theo từng dải kỳ hạn để đưa tỷ lệ này về hạn mức trong một khoảng thời gian nhất định khi tỷ lệ biến động thu nhập ròng từ lãi trên kế hoạch lợi nhuận của BIDV cao hơn hạn mức quy định. BIDV đo lường thu nhập chịu rủi ro lãi suất định kỳ hàng quý và được xác định cho khoảng thời gian nắm giữ là 01 ngày. Thu nhập chịu rủi ro lãi suất được xây dựng qua các bước sau.
- Bước 1: Xây dựng 250 kịch bản biến động lãi suất tác động tiêu cực tới thu nhập ròng từ lãi của BIDV tương ứng với độ tin cậy 99%.
- Bước 2: Lựa chọn kịch bản biến động lãi suất tác động tiêu cực tới thu nhập ròng từ lãi của BIDV tương ứng với độ tin cậy 99%.
- Bước 3: Xác định mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi gắn với kịch bản biến động lãi suất đã xác định tại bước 2.
- Bước 4: Thực hiện các biện pháp điều chỉnh quy mô và cơ cấu khe hở tài sản nhạy cạm lãi suất theo từng dải kỳ hạn để đưa thu nhập chịu rủi ro lãi suất về hạn mức quy định.
Mơ hình VaR được BIDV áp dụng chủ yếu nhằm đo lường, ước lượng mức độ tổn thất tối đa mà ngân hàng có thể gặp phải từ rủi ro lãi suất. Hiện tại, chương trình
phần mềm quản lý dành cho VaR lãi suất đã đi vào hoạt động được 5 năm và ngày càng được hoàn thiện, phát huy hiệu quả hơn qua nhiều lần nâng cấp chỉnh sửa. Mơ hình VaR được ứng dụng xác định mức thay đổi giá trị kinh tế vốn và vốn yêu cầu tối thiểu của BIDV.
Giá trị kinh tế vốn của ngân hàng tại ngày t theo lãi suất thị trường đầu ngày và cuối ngày bằng công thức EVE = Giá trị thị trường của tài sản Có – Giá trị thị trường của Nợ phải trả. Giá trị thị trường của tài sản Có và tài sản Nợ phải trả được xác định bằng cách nhân giá trị các luồng tiền của tài sản Có và tài sản Nợ phải trả phát sinh tại từng kỳ hạn với nhân tố chiết khấu tương ứng của kỳ hạn đó. Mức thay đổi giá trị kinh tế vốn của ngân hàng dự kiến tại ngày T được xác định bằng EVE ngày T theo lãi suất thị trường cuối ngày T trừ EVE ngày T theo lãi suất thị trường đầu ngày. So sánh mức thay đổi giá trị kinh tế vốn của ngân hàng dự kiến tại ngày T với VaR lãi suất ngày T. Sau đó ứng dụng kiểm nghiệm giả thiết thực hiện các bước nêu trên với 250 ngày làm việc trong quá khứ. Ghi nhận tất cả các ngày có tổn thất lớn hơn giá trị chịu rủi ro theo dự đốn của mơ hình. Kết quả sẽ được đưa vào một trong ba vùng sau.
- Vùng xanh: Có nhiều nhất 5 giá trị tổn thất vượt VaR trong 250 ngày gần nhất. Kết quả rơi vào vùng này thường cho thấy mơ hình tính VaR dự báo khá chính xác mức tổn thất lớn nhất trong 1 ngày nắm giữ với độ tin cậy 99%.
- Vùng vàng: Có từ 6 tới 11 giá trị tổn thất vượt VaR trong 250 ngày gần nhất. Kết quả rơi vào vùng này thì khả năng mơ hình VaR sai nhiều hơn khả năng mơ hình đúng, đặc biệt khi số lần tổn thất vượt tăng lên. Trong trường hợp này, BIDV xem xét điều chỉnh mơ hình xác định VaR.
- Vùng đỏ: Có ít nhất 12 giá trị tổn thất vượt VaR trong 250 ngày gần nhất. Kết quả rơi vào vùng này thì khả năng mơ hình VaR sai là rất lớn. Trong trường hợp này, BIDV xem xét thay thế mơ hình xác định VaR.
Vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro lãi suất của danh mục tài sản Nợ và tài sản Có của BIDV được xác định theo phương pháp mơ hình nội bộ. Theo phương pháp mơ hình nội bộ, vốn yêu cầu tối thiểu đối với rủi ro lãi suất được xác định như sau:
Vốn yêu cầu tối thiểu = Max (VaR ngày liền trước,
Trong đó VaR được xác định hàng ngày với độ tin cậy 99%. Thời gian nắm giữ tối thiểu là 10 ngày. VaR 10 ngày bằng VaR 1 ngày nhân với . Hệ số nhân do cơ quan giám sát xác định dựa trên đánh giá về chất lượng của hệ thống quản trị rủi ro. Giá trị tối thiểu của hệ số nhân là 3. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi cần, Ban QLRRTT&TN xác định yêu cầu vốn tối thiểu đối với rủi ro lãi suất, báo cáo HĐQT và Ban điều hành kết quả xác định vốn yêu cầu vốn tối thiểu. Trường hợp cần thiết, BIDV có thể áp dụng các biện pháp giảm trạng thái rủi ro hoặc tăng vốn để đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu của cơ quan giám sát.
2.3.4.3 Giám sát rủi ro lãi suất.
Giám sát tuân thủ và báo cáo về rủi ro lãi suất là việc đánh giá tính tuân thủ các hạn mức rủi ro lãi suất đã được Ủy ban QLRR và Hội Đồng ALCO phê duyệt, đồng thời báo cáo Phó Tổng Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro, Phó Tổng Giám đốc phụ trách các Ban nghiệp vụ có liên quan. Hệ thống báo cáo quản lý rủi ro lãi suất bao gồm báo cáo hàng ngày, báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, các báo cáo vượt hạn mức khi phát sinh. Đối với các hạn mức rủi ro lãi suất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ban ALCO có trách nhiệm tuân thủ các hạn mức này và gửi báo cáo hàng ngày cho Ban QLRRTT&TN. Trên cơ sở báo cáo của Ban ALCO về tình hình tuân thủ hệ thống hạn mức rủi ro lãi suất, căn cứ số liệu trên các chương trình báo cáo có liên quan, Ban QLRRTT&TN chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, đo lường, giám sát, báo cáo độc lập tình hình tuân thủ các hạn mức đã được phê duyệt.
2.3.5 Các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất.
Từ năm 2007 đến nay, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thị trường, BIDV đã chủ động triển khai tiếp cận khách hàng thực hiện một số giao dịch hoán đổi lãi suất đáp ứng nhu cầu khách hàng trong việc hạn chế rủi ro lãi suất, tăng thu cho ngân hàng. Đặc biệt, để cân đối lại tài sản Nợ và tài sản Có bằng VND và ngoại tệ trong điều kiện NHNN hạn chế các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND trên thị trường lớn, BIDV đã phát triển và đi đầu triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả sản phẩm hốn đổi tiền tệ chéo USD/VND, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn vay chi phí thấp, đồng thời nâng cao uy tín, hình ảnh của BIDV trong cộng đồng doanh nghiệp. Doanh số thu từ giao dịch phái
sinh chủ yếu là giao dịch kỳ hạn tiền tệ. Trong những năm tới, BIDV vẫn tiếp tục đẩy mạnh và phát triển công cụ phái sinh trong công tác quản trị rủi ro lãi suất.
Bảng 2.7: Các giá trị công cụ tài chính của BIDV giai đoạn 2012 - 2013.
ĐVT: Triệu đồng
Cơng cụ tài chính phái sinh Tổng giá trị ghi sổ kế toán tại ngày 31/12/2012 Tài sản Công nợ Giá trị thuần
Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 2,790,418 (2,803,025) (12,608) Giao dịch hoán đổi tiền tệ 1,286,148 (1,290,415) (4,267) Hoán đổi lãi suất 1,227,039 (1,277,480) (50,441)
Tổng cộng 5,303,605 (5,370,920) (67,316)
Cơng cụ tài chính phái sinh Tổng giá trị ghi sổ kế toán tại ngày 31/12/2013 Tài sản Công nợ Giá trị thuần
Giao dịch kỳ hạn tiền tệ 1,399,424 (1,389,513) 9,911 Giao dịch hoán đổi tiền tệ 1,038,002 (1,031,907) 6095 Hoán đổi lãi suất 2,645,766 (2,667,212) (21,446)
Tổng cộng 5,083,192 (5,088,631) (5,440)
(Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV giai đoạn 2012 - 2013)
2.4 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.