Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ

2.4.1.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc xây dựng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, BIDV vẫn còn một số mặt tồn tại sau.

- Về chức năng, nhiệm vụ thì quản trị rủi ro lãi suất chưa tham gia quản trị rủi ro trực tiếp vào quy trình hoạt động kinh doanh. Tồn bộ hoạt động quản trị RRLS tập trung tại Hội sở chính tuy phát huy vai trị quản lý thống nhất trên tồn hệ thống hỗ trợ các chi nhánh tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh nhưng lại bộc lộ nhiều hạn chế khi các chính sách điều hành quản trị RRLS không đi cặn kẽ và khác nhau riêng từng khu vực mạng lưới của BIDV.

- Về công nghệ thông tin là cốt lõi của vấn đề, việc đo lường RRLS phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của ngân hàng, hệ thống ngân hàng lõi mà BIDV đang thực hiện, ngồi ra việc đo lường có chính xác hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào số liệu đầu vào. Hiện tại, BIDV đang tập trung xây dựng phần mềm chuyên dụng quản trị RRLS tại hội sở chính và đặc biệt phần mềm tích hợp riêng cho từng chi nhánh và khu vực riêng.

- Việc áp dụng các cơng cụ phái sinh trên thị trường để phịng ngừa RRLS chưa được áp dụng nhiều, lý do cả phía BIDV cũng như việc thị trường Việt Nam chưa phát triển như các nước tiên tiến. Nguyên nhân tiếp theo của việc chưa áp dụng nhiều các công cụ quản trị RRLS là do lãi suất tuân theo quy luật cơ chế thị trường. Bên cạnh đó sự thiết lập các cơng cụ phịng ngừa RRLS u cầu ngân hàng cũng như khách hàng hiểu rõ về sản phẩm. Nhiều khách hàng còn chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm phòng ngừa RRLS.

2.4.1.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại.

Những tồn tại trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.

- Nguyên nhân khách quan.

+ Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cịn rất hạn chế và lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Các cơng cụ thị trường cịn kém phát huy tác dụng, các cơng cụ tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại. Các loại lãi suất của NHNN như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,… thiếu linh hoạt và chưa có tác động rõ nét. Các NHTM

và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng cách tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho chính các NHTM.

+ Các văn bản pháp lý của NHNN về hoạt động quản trị rủi ro lãi suất chưa hoàn thiện và kịp thời. Cho đến nay trong văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào qui định việc quản trị rủi ro, phòng ngừa, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong qui chế giám sát của thanh tra NHNN cũng chưa có qui định nội dung giám sát này. Cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất.

+ Chính sách tiền tệ của NHNN cịn thiếu nhất quán và còn quá nhiều mục tiêu, khiến cho NHNN trong một số trường hợp gặp phải khó khăn nhất là trong điều kiện kinh tế Việt Nam các cơng cụ điều tiết vĩ mơ còn chưa hồn thiện. Cùng một lúc, NHNN vừa đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, trong khi vẫn muốn tăng trưởng tín dụng đạt mức cao, dẫn đến việc NHNN chậm trễ trong việc hỗ trợ cho BIDV trong hoạt động quản trị tài sản Nợ - tài sản Có.

+ Các thơng tin chính xác về tình hình hoạt động của các donh nghiệp Việt Nam vẫn chưa minh bạch. Ở Việt Nam hiện nay, ngồi CIC – Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN chưa có một cơng ty định mức tín dụng chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ điều tra, phân tích luồng thơng tin tài chính, định mức tín nhiệm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm hỗ trợ NHTM và BIDV trong công tác thẩm định khách hàng để cho vay. Chính việc thiếu thông tin đa dạng chuẩn xác đã khiến cho chất lượng tín dụng khơng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng khơng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây khó khăn trong việc thu hồi khoản tín dụng, do đó dễ dàng rơi vào trạng thái rủi ro lãi suất.

+ Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất cịn hạn chế. Các doanh nghiệp khơng sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các khó khăn cho BIDV phát triển các nghiệp vụ phái sinh.

+ Chất lượng nguồn nhân lực trong quản trị rủi ro lãi suất chưa cao. Hiện nay, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên. Vì vậy, việc nhận biết đánh giá rủi ro của cán bộ nhân viên NH còn nhiều hạn chế. Điều này gây ra khoảng hổng nghiêm trọng trong cơng tác phịng chống rủi ro lãi suất. Bộ phận quản trị rủi ro lãi suất thuộc Ban QLRRTT&TN hầu hết nhân viên trẻ kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm và chưa có trải nghiệm ở các bộ phận khác. Chất lượng nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu xa nhất mang lại rủi ro trong quản trị ngân hàng. Đặc biệt công tác quản trị lãi suất mang lại nhiều yếu tố chủ quan trong việc điều hành. Nếu năng lực cán bộ hạn chế, khơng đủ tầm nhìn để xác định những khả năng biến động của lãi suất và chuẩn bị những biện pháp đối phó với sự biến động đó thì dễ xảy ra rủi ro lãi suất. Hiện nay, các cán bộ làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro lãi suất vẫn chưa được đào tạo bài bản, khoa học theo chuẩn mực quốc tế mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm non trẻ. Các cán bộ, nhà quản lý ở các phòng ban khác cũng còn hạn chế nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất cũng như việc hoạt động này là nhiệm vụ chung của tất cả các phòng ban.

+ Hệ thống kế toán thống kê tại BIDV chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cân thiết cho việc tính tốn, lượng hóa rủi ro lãi suất. Để tính tốn một cách chính xác rủi ro lãi suất thì phải có các số liệu thống kê cập nhật chi tiết về tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, nhưng điều này ở BIDV là chưa được triển khai triệt để. Đối với các khoản mục tài sản được thanh tốn theo nhiều kỳ hạn thì chưa có số liệu tổng hợp về giá trị các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn. Điều này gây trở ngại khơng nhỏ trong việc ứng dụng mơ hình định giá lại để xác định trạng thái khe hở nhạy cảm lãi suất.

+ Chưa có bộ phận chun trách thực hiện cơng tác quản trị rủi ro lãi suất. Quản trị RRLS là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, phức tạp và nhạy cảm đòi hỏi vừa phải am hiểu thực tiễn, đồng thời phải có một cơ sở lý luận vững chắc và phù hợp với các hoạt động quản trị khác của ngân hàng trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, công việc này lại chưa có một bộ phận chuyên trách đảm nhiệm. Điều này là hệ quả của việc BIDV chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đánh giá, phòng chống RRLS.

+ Hệ thống công nghệ thông tin dự báo biến động lãi suất thị trường và trình độ khoa học công nghệ tiên tiến tại BIDV chưa đạt hiệu quả cao, chưa đáp ứng được

nhu cầu. Dữ liệu truyền trực tiếp về hội sở chính cịn chậm, đường truyền quá tải, xảy ra nhiều lỗi khi xử lý dữ liệu trong khi công tác quản trị RRLS đòi hỏi độ chính xác và thời gian cập nhật cao. Hệ thống thông tin quản trị chưa được cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác ảnh hưởng tới việc tổng hợp số liệu, dự báo lãi suất tương lai.

2.4.2 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua kết quả khảo sát. phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam thông qua kết quả khảo sát.

2.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu.

Để có cơ sở đánh giá hoạt động quản trị RRLS tại BIDV và từ đó đưa ra các giải pháp thực tế, phù hợp cho BIDV trong việc quản trị RRLS, khảo sát được thực hiện nhằm xem xét sự cần thiết của các đề xuất áp dụng cho BIDV thông qua nhận định của các chuyên gia công tác trong lĩnh vực liên quan đến quản trị RRLS tại BIDV. Công cụ để thực hiện nghiên cứu này chính là phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

Bảng 2.8: Đặc điểm mẫu khảo sát

Chỉ tiêu Đặc điểm Tần số Tỷ trọng

Thâm niên công tác Dưới 3 năm 57 74% Từ 3 đến 5 năm 4 5.2% Trên 5 năm 16 20.8% Đơn vị công tác Ban QLRRTT&TN 30 39.0% Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO 27 35.1% Sở giao dịch/Chi nhánh/Phòng giao dịch 20 26.0%

(Nguồn: Phụ lục 2)

Phương pháp chọn mẫu được sử dụng là phương pháp phi xác suất, mẫu được chọn có chỉ đích vì đối tượng được khảo sát có giới hạn về số lượng. Kích cỡ mẫu dự tính là 75. Ngun nhân mẫu khơng mở rộng hơn là vì đối tượng khảo sát phải là những chuyên gia am hiểu hoạt động quản trị RRLS tại BIDV, bao gồm hội sở và chi nhánh, phịng giao dịch. Trong đó, các phòng ban được khảo sát tại hội sở gồm có Ban thông tin quản lý và hỗ trợ ALCO, Ban QLRRTT&TN. Để đạt được kích cỡ mẫu dự kiến, 100 bảng khảo sát đã được phát ra. Sau khi thu thập và kiểm tra, có 23

bảng khảo sát bị loại do q nhiều ơ trống. Cuối cùng, có 77 bảng khảo sát hồn tất được sử dụng để xử lý dữ liệu với đặc điểm chi tiết của mẫu khảo sát.

Bảng 2.9: Các nội dung nghiên cứu và biến quan sát Nội dung nghiên cứu

biến Các biến quan sát

Sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRLS tại BIDV

Q1 Việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV là cần thiết

Những giải pháp mà BIDV có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị RRLS

Q2 Xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp

Q3 Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản đảm bảo cân đối giữa tài sản Nợ - tài sản Có Q4 Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh Q5 Đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết

Q6 Xây dựng tiêu chí đánh giá rủi ro các khoản vay Q7 Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất

Q8 Tăng cường dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô Q9 Hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin Những kiến nghị với

Chính phủ

Q10 Bảo đảm tăng trưởng kinh tế phải đi liền với nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Q11 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Những kiến nghị với NHNN

Q12 Hoàn thiện các văn bản pháp lý

Q13 Tăng cường sử dụng các công cụ điều hành của chính sách tài chính tiền tệ

Q14 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRLS của các NHTM

Q15 Nghiên cứu, hướng dẫn các NHTM sử dụng các công cụ phái sinh

Tất cả các biến quan sát đều được sử dụng thang đo Likert để đo lường mức độ đồng ý của người được khảo sát, với giá trị mã hóa theo mức tăng dần từ 1 đến 5 để đánh giá, trong đó 1 là rất khơng đồng ý, tăng dần đến 5 là rất đồng ý. Vì đặc điểm của thang đo Likert phần đánh giá khảo sát sẽ chủ yếu sử dụng giá trị trung bình (mean) của các câu trả lời để so sánh và đánh giá mức độ đồng tình của người được khảo sát giữa các giải pháp đề xuất. Bảng câu hỏi định lượng gồm 17 biến quan sát liên quan đến 4 nội dung nghiên cứu là sự cần thiết của việc quản trị rủi ro lãi suất (1 biến), các giải pháp đề xuất cho BIDV (8 biến), những kiến nghị cho chính phủ (2 biến), những kiến nghị cho NHNN (4 biến).

2.4.2.2 Kết quả nghiên cứu.

Sự cần thiết của các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.

Theo kết quả khảo sát, giá trị trung bình của các câu trả lời của các Ban QLRRTT&TN, Ban ALCO và Sở giao dịch, Chi nhánh, PGD đều lớn hơn 4. Có thể thấy, theo đánh giá chuyên gia của các phịng ban này, BIDV cần có giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị RRLS hiện tại được hiệu quả hơn. Đặc biệt mong muốn cần nâng cao năng lực nhiều nhất trong việc quản trị RRLS thuộc về các chuyên gia Ban ALCO, là phòng tác nghiệp thực hiện cân đối nguồn vốn hàng ngày nhiệm vụ tổng hợp và cảnh báo rủi ro lãi suất.

Bảng 2.10: Đánh giá của các đơn vị về sự cần thiết của việc nâng cao năng lực quản trị RRLS tại BIDV.

Phòng ban QLRRTT&TN Ban ALCO So giao dich, chi nhanh, PGD

Giá trị trung bình 4.839 4.962 4.400

(Nguồn: Phụ lục 3)

Giá trị trung bình các câu trả lời của Sở giao dịch, chi nhánh, PGD (4.832) thấp hơn Ban QLRRTT&TN (4.839) và Ban ALCO (4.962). Có thể lý giải là do đặc thù và vai trò của hai đơn vị này trong hoạt động quản trị RRLS tại BIDV. Trên thực tế, Sở giao dịch, Chi nhánh, PGD lại là đơn vị kinh doanh áp dụng và thực hiện các tiêu chí, cách thức quản trị RRLS chủ yếu theo hội sở xây dựng và hướng dẫn.

Những giải pháp có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV.

Giá trị trung bình của Q3 với 4.8831 là lớn nhất, ngược lại việc đảm bảo vốn tự có ở mức cần thiết Q5 kém được quan tâm nhất với 4.0779, điều này có thể lý giải rằng các chuyên gia đánh giá năng lực tài chính của BIDV ổn định với mức vốn tự có có được duy trì khá lớn và luôn giữ mức tăng trưởng cao so với các NHTM khác.

Bảng 2.11: Những giải pháp mà BIDV có thể áp dụng để nâng cao năng lực quản trị RRLS tại BIDV. Mã biến Giá tr thấp nhất Giá tr cao nhất Giá tr trung bình Độ lệch chuẩn Q2 2.00 5.00 4.2468 0.67191 Q3 3.00 5.00 4.8831 0.36179 Q4 3.00 5.00 4.1299 0.71360 Q5 2.00 5.00 4.0779 0.73924 Q6 2.00 5.00 4.1429 0.62227 Q7 2.00 5.00 4.1169 0.82676 Q8 2.00 5.00 4.2468 0.79730 Q9 2.00 5.00 4.2597 0.76782 (Nguồn: Phụ lục 4)

Những giải pháp liên quan đến Chính phủ Việt Nam.

Bảng 2.12: Những giải pháp liên quan đến Chính phủ Việt Nam Mã biến Giá tr thấp nhất Giá tr cao nhất Giá tr trung bình Độ lệch chuẩn Q10 2.00 5.00 4.1558 0.90416 Q11 3.00 5.00 4.2208 0.75434 (Nguồn: Phụ lục 5)

Trong 2 giải pháp liên quan đến Chính phủ về quản trị RRLS theo kết quả khảo sát thì giá trị trung bình của Q10 với 4.1558 nhỏ hơn Q11. Dù không chênh lệch nhiều nhưng từ đó có thể nhận định rằng, trong hai giải pháp đề xuất cho Chính

phủ để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro lãi suất tại BIDV thì giải pháp ổn định mơi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá là cần thiết hơn.

Những giải pháp liên quan đến NHNN.

Theo kết quả khảo sát, trong 4 giải pháp liên quan đến NHNN được đề xuất, Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản trị RRLS của các NHTM Q14 là giải pháp có giá trị trung bình cao nhất với 4.1818, thể hiện sự đồng tình nhiều hơn của người được khảo sát so với các giải pháp cịn lại. Điều này có thể lý giải do cơ chế giám sát của NHNN chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập và NHNN cần thể hiện vai trò quản lý và thanh tra một cách toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)