GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái từ năm 2012 – 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 37 - 44)

GDP 136 tỷ USD, tăng 5.2% 176 tỷ USD, tăng 5.42% 176 tỷ USD, tăng 5.98% Lạm phát 7.5% 6.04% 1.84%

Tỷ giá hối đoái 20,828 đ/USD 21,036 đ/USD 21,246 đ/USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Lãi suất tiền gửi từ năm 2012 đến năm 2014 được ghi ở phụ lục số 2 và 3 Lãi suất tiền vay từ năm 2012 đến năm 2014 được ghi ở phụ lục số 4

Đối với 05 loại ngành nghề nêu trên thì NHNN quy định lãi suất cho vay cụ thể trong từng thời kỳ, đối với những ngành nghề kinh doanh khác, cho vay tiêu dùng đời sống, cho vay thẻ tín dụng, cho vay thấu chi, cầm cố chứng từ có giá thì ngân hàng thực hiện cho vay theo lãi suất thỏa thuận với khách hàng.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2012 – 2014 tăng lên, tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của người dân tăng lên, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, làm cho các doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh nhiều hơn từ đó ngân hàng sẽ có điều kiện thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tăng đầu tư cho vay vào các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2012 – 2014 tăng lên, mỗi năm tăng khoảng 5.2% đã tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank Quận 5 tăng trưởng về dư nợ cũng như tăng trưởng về nguồn vốn huy động.

- Lãi suất: ảnh hưởng đến xu thế tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, lãi suất ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của khách hàng

và khách hàng là cá nhân sẽ hạn chế vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, do đó khi lãi suất tăng ngân hàng khó tăng trưởng dư nợ, mặt khác khi lãi suất tăng thì người dân sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm xuống. Vào năm 2011 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 18.13% đã làm cho lãi suất cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ngắn hạn và trung dài hạn là 18.5%/năm và 19%/ năm, lãi suất cho vay vốn phục vụ tiêu dùng đời sống ngắn hạn và trung dài hạn là 19.5%/năm và 20%/ năm. Sang năm 2012, 2013, 2014 căn cứ vào những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính Phủ thì NHNN đã đưa ra những thơng tư quy định về lãi suất tiền gửi và tiền vay đã được liệt kê theo bảng kê những mốc thay đổi lãi suất tiền gửi cũng như những mốc thay đổi lãi suất tiền vay do NHNN quy định. Từ năm 2012 – 2014 thì lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay giảm dần, năm 2012 và năm 2013 Agribank Quận 5 đã phát hành tiền gửi bậc thang kỳ hạn 24 tháng với lãi suất đợt phát hành năm 2012 là 11%/ năm kỳ hạn 02 năm và đợt phát hành năm 2013 lãi suất 11%/ năm kỳ hạn 02 năm đã ảnh hưởng khá nhiều về tài chính của Agribank Quận 5 do Agribank Quận 5 khơng dự đốn trước được NHNN điều chỉnh lãi suất giảm nhanh.

- Tỷ giá hối đoái: sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, yếu tố tỷ giá tạo ra những nguy cơ và những cơ hội khác nhau đối với những doanh nghiệp. Từ năm 2012 đến 2014 NHNN điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng từ 20,828đ/USD lên 21,246đ/USD, ở Agribank Quận 5 có rất ít khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu, tất cả đều hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu về mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa khơng cao. Agribank Quận 5 không để tồn nhiều ngoại tệ do nhu cầu của khách hàng mua ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa khơng thường xun và Agribank quy định Agribank Quận 5 chỉ được phép để tồn ngoại tệ tối đa là USD 50,000. Do đó khi mua được ngoại tệ của khách hàng xuất khẩu thì Agribank Quận 5 bán ngay cho Sở Giao Dịch Agribank. Chính vì những lý do trên nên biến động tỷ giá hối đối ảnh hưởng khơng lớn đến hoạt động kinh doanh của Agribank Quận 5.

- Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua xã hội bị giảm sút và nền kinh tế bị đình trệ, việc duy trì

một tỷ lệ lạm phát vừa phải tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng. Từ cuối năm 2012 đến 2014 với tỷ lệ lạm phát vừa phải, lãi suất tiền vay đã giảm dần theo đã kích thích cho các doanh nghiệp đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại tạo điều kiện tốt để Agribank Quận 5 đầu tư cho vay để tăng trưởng dư nợ và phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

2.2.1.3. Yếu tố về công nghệ & kỹ thuật:

Thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay là cơ hội để các ngân hàng ứng dụng vào việc cải tiến và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ cho khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Vào năm 2008, Agribank Quận 5 đã sử dụng chương trình IPCAS để phục vụ cho công việc kinh doanh của đơn vị từ đó chất lượng phục vụ của khách hàng được nâng cao và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Agribank có mạng lưới rất rộng, khách hàng giao dịch đảm bảo được tính thuận tiện an tồn. Khách hàng có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của Agribank để thực hiện việc chuyển và nhận tiền trong cùng hệ thống Agribank rất nhanh chóng. Tuy nhiên, trong q trình sử dụng chương trình IPCAS cịn có nhược điểm như tình trạng lỗi mạng, nghẽn mạng cịn xảy ra do phần mềm IPCAS sử dụng cho toàn hệ thống Agribank mà hệ thống Agribank có số lượng bút tốn giao dịch rất lớn nên đôi lúc xảy ra việc thực hiện thành công một bút tốn cịn chậm.

2.2.1.4. Mơi trường văn hóa - xã hội:

Có một số đơng người dân chưa có thói quen dùng thẻ, mở tài khoản, gửi tiền tiết kiệm đa số là những người lớn tuổi chỉ có thói quen mua vàng dự trữ, sử dụng tiền mặt để thanh toán, những người trẻ tuổi thì dùng thẻ, mở tài khoản tiền gửi thanh toán, gửi tiền tiết kiệm. Những năm gần đây, cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, mơi trường văn hóa - xã hội ở TP.HCM cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển, đời sống người dân ngày càng cải thiện. Nhu cầu người dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. Đối với những hộ sản xuất kinh doanh, những doanh nghiệp có nhu cầu thanh tốn và có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng, giảm nhu cầu sử dụng tiền mặt.

2.2.1.5. Môi trường tự nhiên:

TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và giao thông rất thuận lợi với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ tạo điều kiện mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực và thu hút vốn đầu tư từ các tỉnh lân cận về địa bàn TP.HCM tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng đầu tư cho vay vốn và huy động được những khoản tiền gửi, phát triển những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường vi mô

2.2.2.1. Áp lực từ khách hàng:

Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và đa dạng là áp lực không nhỏ đối với các NHTM. Việc lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank hay của các ngân hàng khác trên địa bàn khơng ảnh hưởng gì lớn đến lợi ích của khách hàng. Do đó, khách hàng dễ dàng chuyển giao dịch từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, cho nên để giữ chân khách hàng thì ngân hàng phải không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ do đó trong tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay, các ngân hàng đang chịu một áp lực lớn từ phía khách hàng.

Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động tín dụng thì cũng phải dựa trên nguồn vốn huy động được từ khách hàng, nếu không huy động được vốn của khách hàng thì sẽ khơng tăng trưởng tín dụng được. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như khơng bị mất gì nếu muốn rút tiền gửi của mình ra khỏi Agribank Quận 5 và gửi vào một ngân hàng khác. Do vậy Agribank Quận 5 hoạt động chịu áp lực này rất lớn.

2.2.2.2. Áp lực từ nhà cung cấp:

Trước tình hình khoa học cơng nghệ ngày càng phát triển nên Agribank Quận 5 phải đầu tư nâng cấp trang thiết bị và công nghệ hoạt động để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Đối với hệ thống Agribank có mạng lưới rộng khắp, hiện nay đang ứng dụng chương trình phần mềm IPCAS với chi phí đầu tư bỏ ra khá lớn. Agribank sẽ khó thay đổi nhà cung cấp vì q tốn kém chi phí chuyển đổi, điều này làm tăng áp lực của nhà cung cấp mà Agribank lựa chọn.

2.2.2.3 Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ:

Ở địa bàn TP.HCM, có rất nhiều ngân hàng hoạt động nên việc tìm kiếm khách hàng mới rất khó. Agribank Quận 5 phải cạnh tranh với các ngân hàng trong nước đã có mạng lưới phủ khắp ở địa bàn TP.HCM (Vietinbank, Vietcombank, SCB …).

Khi xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng hoạt động kinh doanh trên cùng địa bàn sẽ dẫn đến cạnh tranh càng gay gắt hơn, để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới nhất là trong hoạt động huy động vốn, Agribank Quận 5 phải có cơ chế chính sách khách hàng linh hoạt về lãi suất huy động, chính sách chăm sóc khách hàng, phí …và đối với khách hàng vay vốn và là khách hàng truyền thống của ngân hàng thì ngân hàng phải có chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, các khoản phí bảo lãnh … Chính những ưu đãi về lãi suất vay vốn, lãi suất huy động, phí sẽ làm giảm thu nhập gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhưng Agribank Quận 5 vẫn phải thực hiện để giữ khách hàng.

2.2.2.4. Áp lực xuất hiện đối thủ tiềm năng:

TP.HCM là thành phố lớn với nhiều trung tâm thương mại, nhiều doanh

nghiệp, có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động ngành tài chính ngân hàng. Hiện nay tại Việt Nam có 06 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi đang hoạt động đó là HSBC, Sinhanbank, ANZ, Hongleong bank, Standard Chartered, Public Bank Berhad. Xu hướng hiện nay là ngày càng có nhiều ngân hàng có 100% vốn nước ngồi tham gia hoạt động ở địa bàn TP.HCM và Hà Nội. Đây là những đối thủ tiềm năng, Agribank Quận 5 sẽ không thể tránh khỏi áp lực từ các ngân hàng sẽ gia nhập thị trường trong tương lai .

2.2.2.5. Áp lực từ sản phẩm dịch vụ thay thế

Hiện nay, các sản phẩm dịch vụ thay thế sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cải tiến, đa dạng về hình thức, chất lượng, tiện ích và giá cả lại có xu hướng ngày càng hấp dẫn. Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính với nhiều hình thức khác nhau như chuyển tiền bưu điện, bảo hiểm nhân thọ kết hợp tiết kiệm sinh lời, cho vay nội bộ quỹ tín dụng nhân dân, cho vay phục vụ đầu tư phát triển, cho vay trả góp mua xe gắn máy… từ các tổ chức khác trên địa bàn.

Tóm tắt cơ hội và thách thức: Cơ hội:

- Agribank Quận 5 nằm ở Quận 5 là nơi có mơi trường kinh doanh thuận lợi, có nhiều trường học, bệnh viện, có nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh…nên rất thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay.

- Nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng như chuyển tiền trong và ngoài nước, kiều hối, sử dụng thẻ tín dụng, thẻ thấu chi …

- Chính sách kích cầu của Chính Phủ có ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp và người dân, tạo điều kiện cho Ngân hàng cấp tín dụng và tăng trưởng dư nợ.

Thách thức:

- Trên địa bàn Quận 5 có rất nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (khoảng 120 đơn vị) dẫn đến việc cạnh tranh với nhau rất gay gắt giữa các ngân hàng về lãi suất, phí ….

- Càng ngày trên địa bàn TP.HCM sẽ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng là các ngân hàng có 100% vốn nước ngồi được thành lập và hoạt động.

2.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5:

2.3.1. Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5.

2.3.1.1. Xây dựng thang đo năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Dựa trên cơ sở lý thuyết và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đã xác định được 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại là: nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ và giá cả, năng lực công nghệ, năng lực về uy tín và thương hiệu, mạng lưới chi nhánh.

Để đánh giá chi tiết 8 yếu tố trên, tác giả đã đưa ra bảng khảo sát ý kiến chuyên gia (phụ lục 5 mẫu phiếu 1) và ý kiến khách hàng (phụ lục 5 mẫu phiếu 2). Đối tượng được khảo sát sẽ cho điểm từng yếu tố theo thang đo Liker 5 bậc với các mức: 1 (rất yếu), 2 (yếu), 3 (trung bình), 4 (khá mạnh), 5 (mạnh).

Luận văn tiến hành khảo sát 135 khách hàng là các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm dịch vụ của các Ngân hàng như: Agribank Quận 5, Vietcombank Bình Tây, Vietinkbank Tân Bình, SCB Tân Định. Câu hỏi dành cho khách hàng liên

quan tới 5 yếu tố: Sản phẩm dịch vụ, uy tín thương hiệu, nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động, giá cả.

Luận văn khảo sát 25 chuyên gia đang làm việc tại Agribank Quận 5, Vietcombank Bình Tây, Vietinkbank Tân Bình, SCB Tân Định, với nhóm câu hỏi liên quan tới toàn bộ 8 yếu tố : nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ, giá cả, năng lực cơng nghệ, năng lực về uy tín và thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và khảo sát về điểm quan trọng của các yếu tố trên về năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5.

Kết quả thu về được 124 phiếu khảo sát ý kiến khách hàng và 25 phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia. Luận văn tổng hợp ý kiến và xử lý dữ liệu dựa trên phần mềm Excel. Luận văn tính chỉ số trung bình của 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh để so sánh chi tiết năng lực của Agribank Quận 5 với các ngân hàng khác.

2.3.1.2. Lựa chọn đối thủ cạnh tranh

Trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều TCTD nhưng tác giả lựa chọn các đối thủ hoạt động khá mạnh và cạnh tranh rất gay gắt trên địa bàn để so sánh. Các đối thủ chính gồm: Vietcombank Bình Tây, Vietinkbank Tân Bình, SCB Tân Định.

Các ngân hàng này được xem là đối thủ chính của Agribank Quận 5 vì:

- Các ngân hàng này có quy mơ và hình thức hoạt động tương tự với Agribank Quận 5.

- Các ngân hàng này có cùng đối tượng khách hàng với Agribank Quận 5.

2.3.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Kết quả khảo sát được nhập liệu, sử dụng phần mềm Excel để xử lý. Chỉ số trung bình của từng tiêu chí năng lực cạnh tranh (điểm phân loại) được tính để so sánh về năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5 với các ngân hàng khác.

Các chỉ số trung bình thống kê được tính tốn và dựa trên thang đo Likert để rút ra nhận định về năng lực cạnh tranh của Agribank Quận 5theo các cấp độ:

- Rất yếu: điểm trung bình ≤ 1.50 - Yếu: điểm trung bình từ 1.51 đến 2.60

- Trung bình: điểm trung bình từ 2.61 đến 3.60

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)