.7 Đánh giá năng lực tài chính của Agribank Quận 5 so với đối thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 51 - 55)

STT NĂNG LỰC TÀI CHÍNH AGRI BANK QUẬN 5 VIET COM BANK BÌNH TÂY VIETIN BANK TÂN BÌNH SCB TÂN ĐỊNH

1 Quy mơ vốn chủ sở hữu,

nguồn vốn huy động 4.45 4.42 3.62 4.12

2 Chất lượng tín dụng 3.01 2.76 2.63 2.69

3 Điều hành quản lý trong quá

trình kinh doanh ngân hàng 4.24 4.22 4.17 4.07

4 Hiệu quả kinh doanh của

ngân hàng 3.68 3.95 3.72 3.85

5 Khả năng thanh khoản 4.18 4.24 4.15 3.62

Điểm phân loại 3.91 3.92 3.66 3.67

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả

Qua kết quả khảo sát ý kiến của 25 chuyên gia về năng lực tài chính của Agribank Quận 5 và các đối thủ có kết quả như sau: Vietcombank Bình Tây đứng thứ nhất, Agribank Quận 5 thứ 2, SCB Tân Định thứ 3 và Vietinbank Tân Bình đứng thứ 4. Kết quả khảo sát phù hợp với thực trạng hiện nay, để chứng minh điều này, tác giả trình bày những lý do sau đây:

Về nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động của Agribank Quận 5 tăng trưởng dần qua các năm từ năm 2010 – 2014 và cao hơn so với các đối thủ (bảng 2.4).

Tổng nguồn vốn huy động năm 2014 là 3.299,4 tỷ đồng, tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ lệ nhỏ (từ 3% đến 11%) trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 tiền gửi ngoại tệ chiếm 21.15% trong tổng nguồn vốn huy động do trong năm 2012 tiền gửi bằng ngoại tệ của tổ chức kinh tế tăng. Lãi suất huy động bằng ngoại tệ áp

dụng với các tổ chức kinh tế thì thấp, đây là nguồn vốn rẻ tạo lợi thế trong kinh doanh cho ngân hàng (bảng 2.8).

Nhìn chung, nguồn vốn huy động qua các năm luôn tăng lên chủ yếu là tăng nguồn vốn nội tệ, tiền gửi của dân cư tăng cao nhất là vào cuối năm 2013 và năm 2014 do Agribank Quận 5 đã huy động được tiền gửi của những cá nhân làm đại lý cho các Công Ty Xổ Số Kiến Thiết và Agribank đã phát hành tiền gửi tiết kiệm dự thưởng với những giải thưởng có giá trị lớn thu hút được nhiều tiền gửi dân cư và nguồn tiền gửi dân cư là nguồn vốn huy động rất ổn định cho chi nhánh.

Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động của Agribank Quận 5 từ năm 2010 – 2014

Đơn vị tính : tỷ đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2013 2014 1. Nguồn vốn 1,410.50 1,635.40 2,070.00 3,088.80 3,299.40

* Nội tệ 1,261.00 1,567.80 1,632.16 2,983.50 3,182.40 * Ngoại tệ quy đổi VND 149.50 67.60 437.84 105.30 117.00 - Huy động từ dân cư

( nội + ngoại tệ ) 430.30 770.90 929.89 1,684.80 2,068.30 - Tiền gửi tổ chức kinh tế

( nội + ngoại tệ ) 960.70 864.50 1,140.11 1,404.00 1,231.10 - Tiền gửi các TCTD

( nội + ngoại tệ ) 19.50 0.00 0.00 0.00 0.00

2 . Cơ cấu nguồn vốn 1,410.50 1,635.40 2,070.00 3,088.80 3,299.40

- Tiền gửi không kỳ hạn 165.10 206.70 106.47 863.20 811.20 - Tiền gửi có kỳ hạn dưới

12 tháng 894.40 1,023.10 1,348.36 1,397.50 1,649.70 - Tiền gửi có kỳ hạn từ 12

tháng đến dưới 24 tháng 37.70 167.70 295.52 555.10 650.00 - Tiền gửi có kỳ hạn từ 24

Công tác huy động vốn ở tại Agribank Quận 5 đã áp dụng chính sách lãi suất huy động vốn linh hoạt theo cơ sở cung - cầu trên thị trường và đã đưa ra nhiều sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi góp…) nhằm thu hút các nguồn vốn nhàn rổi trong dân cư. Nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2010 đến 2014 đủ vốn phục vụ cho cơng tác tín dụng, khơng cần phải vay vốn của Agribank. Tuy nhiên cịn có một số hạn chế trong cơng tác huy động vốn của chi nhánh vì các nguyên nhân sau đây:

+ Sự dự đoán về sự thay đổi lãi suất trên thị trường của Agribank Quận 5 chưa thực sự hiệu quả, chi nhánh chỉ tham khảo các mức lãi suất của các NHTM trên địa bàn để làm cơ sở huy động tại đơn vị, chưa có những bước đột phá về huy động và tầm nhìn xa để có những chiến lược phù hợp từng thời điểm, từ đó sẽ tạo ra những rủi ro lãi suất ảnh hưởng tới tình hình tài chính của chi nhánh như loại tiền gửi tiết kiệm bậc thang kỳ hạn 24 tháng phát hành vào năm 2012 và năm 2013 có kỳ hạn 24 tháng đây là những khoản tiền gửi huy động từ dân cư với mức lãi suất cao (12%/ năm vào năm 2012 và 9.5% vào năm 2013), chính đợt huy động lãi suất bậc thang này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình tài chính của đơn vị.

+ Hình thức huy động vốn cịn đơn điệu và cơ cấu nguồn vốn huy động chưa phù hợp chủ yếu là nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ từ 40% đến 65% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh nên chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn gây nên áp lực khả năng cân đối vốn.

+ Chi nhánh chưa quan tâm nhiều đến cơng tác chăm sóc khách hàng đã và đang gửi tiền, nên hiệu quả tuyên truyền không được sâu rộng đến khách hàng trên địa bàn.

Chất lượng tín dụng:

Về chất lượng tín dụng theo bảng 2.9 Agribank Quận 5 được đánh giá là chất lượng tín dụng tốt nhất vượt trội hơn các đối thủ còn lại, tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2014 của Agribank Quận 5 thấp hơn rất nhiều so với các năm trước và thấp hơn so với các đối thủ do năm 2014 Agribank Quận 5 thu hồi được nhiều nợ xấu và dư nợ năm 2014 tăng so với năm 2013 cao (tăng 784.94 tỷ đồng).

Bảng 2.9: Dư nợ, nợ xấu của Agribank Quận 5 và các đối thủ từ 2010 – 2014 Tên ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014 Tên ngân hàng 2010 2011 2012 2013 2014

1. Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của Agribank Quận 5 qua các năm

1,000.22 1,369.10 1,653.00 2,121.08 2,906.02

8.08% 2.43% 2.91% 2.60% 1.17%

2. Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Bình Tây qua các năm

1,001.00 1,125.00 1,182.00 1,512.96 1,664.26

1.90% 2.29% 1.87% 2.51% 1.28%

3.Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Tân Bình qua các năm

724.00 852.00 946.00 1,060.00 1,220.00

2.21% 2.03% 2.56% 2.88% 2.76%

4.Dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của SCB Tân Định qua các năm

1,571.00 815.00 734.00 1,105.00 1,574.00

2.25% 1.06% 1.03% 2.12% 2.45%

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của Agribank Quận 5 từ năm 2010 đến 2014.

Theo bảng 2.10 từ năm 2010 đến 2014 dư nợ tăng dần qua các năm, nguồn vốn huy động tại chi nhánh đủ đáp ứng cho nhu cầu cho vay vốn, không phải vay vốn của Agribank. Dư nợ tập trung vào cho vay doanh nghiệp, dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân vay tiêu dùng đời sống chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ do chi nhánh chưa quan tâm đúng mức vào việc đầu tư cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân. Như vậy có những nguy cơ rủi ro cao về tín dụng do chỉ tập trung cho vay những khách hàng là doanh nghiệp, thường những khách hàng này có nhu cầu vay vốn nhiều hơn so với những hộ sản xuất kinh doanh, nếu chú ý đầu tư vào cho vay hộ sản xuất kinh doanh để tỷ lệ dư nợ cho vay hộ sản xuất trên tổng dư nợ của chi nhánh tăng lên như vậy thì chi nhánh sẽ phân tán được rủi ro tín dụng.

Đến cuối năm 2014 dư nợ của chi nhánh là 2.906 tỷ đồng với 771 khách hàng vay vốn, dư nợ chủ yếu là cho vay doanh nghiệp, trong năm 2014 số lượng khách hàng vay vốn tăng nhiều hơn các năm trước do trong năm 2014 chi nhánh có cho

vay thấu chi CBVC làm việc ở 02 doanh nghiệp nhà nước có mở thẻ ATM và trả lương qua thẻ tại Agribank Quận 5. Chi nhánh đã xác định thu nhập từ hoạt động tín dụng là thu nhập chính của Agribank Quận 5 nên chi nhánh rất chú trọng đến cơng tác tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)