Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 27 - 32)

1.3.1. Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô là các yếu tố tổng quát có ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh và các định chế tài chính khác khơng riêng gì đối với các ngân hàng. Các yếu tố môi trường vĩ mơ được phân tích bao gồm:

1.3.1.1. Yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách của Nhà nước:

Ngân hàng là hoạt động được kiểm soát chặt chẽ về phương diện pháp luật hơn so với các ngành khác. Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sát nhập, cơ cấu và tổ chức ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phịng rủi ro tín dụng, quy định về quy mơ vốn tự có… được quy định trong luật ngân hàng và các quy định hướng dẫn thi hành luật. Ngồi ra, các chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, thuế, tỷ giá, quản lý nợ của Nhà Nước và các cơ quan quản lý hữu quan như Ngân hàng Trung Ương, Bộ Tài Chính… cũng thường xuyên tác động vào hoạt động ngân hàng.

1.3.1.2. Yếu tố kinh tế:

Đây là các yếu tố tác động bởi chu kỳ kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP, triển vọng các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn ngân hàng, cơ cấu chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế, mức độ ổn định giá cả, lãi suất, cán cân thanh toán và ngoại thương.

1.3.1.3. Yếu tố mơi trường văn hóa xã hội:

Mơi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Những hiểu biết về văn hóa xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các tổ chức. Các khía cạnh hình thành mơi trường văn hóa xã hội có ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động kinh doanh như khuynh hướng tiêu dùng , thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng trong đời sống, tập quán, tiết kiệm, đầu tư…

1.3.1.4. Yếu tố tự nhiên:

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng … luôn là yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người và nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ. Sự khan

hiếm các nguồn tài nguyên, khả năng sản xuất hàng hóa trên các vùng tự nhiên khác nhau, ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng hay lãng phí tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cho vay ngân hàng .

1.3.1.5. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật:

Môi trường công nghệ - những lực lượng tạo nên các công nghệ mới, tạo nên những sản phẩm mới cho nhu cầu của thị trường.

Những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cưu mơi trường cơng nghệ đó là: + Sự ra đời của những công nghệ mới .

+ Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới .

+ Áp lực và chi phí cho việc phát triển và chuyển giao cơng nghệ mới Môi trường khoa học cơng nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của mơi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành cơng nghệ thơng tin và chính sách khoa học cơng nghệ của Nhà Nước.

1.3.2. Môi trường vi mô:

Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô:

Hình 1.1: Mơ hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter.

Tình hình cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 yếu tố cơ bản được trình bày trong hình 1.1 . Sức mạnh tổng hợp của 5 yếu tố này quyết định tiềm năng lợi nhuận trong ngành. Các doanh nghiệp trong mơi trường có mức lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao sẽ có xu hướng rút lui và tìm đến ngành có tiềm năng lợi nhuận cao hơn và ít rủi ro hơn. Trong số các yếu tố nầy, ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong nội bộ ngành, còn các nhân tố khác như khách hàng, hệ thống cung cấp, sản phẩm thay thế hay các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Qua hình 1.1 ở trên có thể thấy các yếu tố mơi trường vi mơ có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại như sau:

1.3.2.1. Về khách hàng:

Khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng là những người sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng như gửi tiền, vay vốn, chuyển tiền… Khách hàng của ngân hàng khơng có sự đồng nhất và họ có thể là người gửi tiền- cung cấp nguồn vốn và là người vay vốn - sử dụng vốn của ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Sức mạnh trong đàm phán của khách hàng được đánh giá qua mức độ độc quyền, sự nhạy cảm về giá, khối lượng giao dịch của khách hàng trên thị trường.

1.3.2.2. Về nhà cung cấp:

Một sản phẩm có thể được mua từ nhiều nhà cung cấp khác nhau sao cho cải thiện được khả năng mặc cả của doanh nghiệp. Doanh số mua từ mỗi nhà cung cấp phải đủ lớn để khiến nhà cung cấp đó lo ngại khi đánh mất khách hàng. Mua hàng chỉ từ một nhà cung cấp làm cho nhà cung cấp đó có quá nhiều cơ hội để thể hiện quyền lực hoặc khi sản phẩm thay thế khơng có sẵn, khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng, khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua. Để cân bằng những yếu tố này, khách hàng phải tìm cách khiến các nhà cung cấp phụ thuộc vào mình càng nhiều càng tốt.

1.3.2.3. Về đối thủ cạnh tranh:

Mức độ cạnh tranh trong ngành được đánh giá thông qua số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành, thành phần đối thủ cạnh tranh, nhận dạng khả năng của đối thủ, rào cản gây trở ngại cho việc rút lui...

Sự phát triển của thị trường tài chính và các ngành phụ trợ liên quan với ngành ngân hàng phát triển mạnh là điều kiện để các ngân hàng phát triển và gia tăng cung đối với ngành có lợi nhuận cao này từ đó dẫn đến mức độ cạnh tranh cũng gia tăng trong ngành ngân hàng.

Đặc điểm hoạt động của các loại hình định chế tài chính là có mối liên hệ mật thiết và bổ trợ lẫn nhau, do đó sự phát triển của thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán một mặt chia sẻ thị phần với ngân hàng, mặt khác buộc các ngân hàng phải giảm chi phí và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để tăng khả năng cạnh tranh.

1.3.2.4 Về đối thủ tiềm năng:

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác những năng lực sản xuất mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mối đe dọa xâm nhập của đối thủ tiềm năng được đánh giá thông qua hàng rào gia nhập của ngành như tính lợi thế kinh tế nhờ quy mơ, đặc trưng hóa sản phẩm, chi phí chuyển đổi, sự tiếp cận đến các kênh phân phối, bất lợi về chi phí khơng phụ thuộc vào quy mơ, chính sách của Chính phủ.

1.3.2.5 Về sản phẩm thay thế:

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm dịch vụ có chức năng gần giống chức năng của sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp. Sản phẩm thay thế có tác động mạnh đến vịng đời sản phẩm dịch vụ đồng thời có ảnh hưởng đến lợi nhuận tiềm ẩn của ngân hàng thông qua việc áp đặt mức giá trần cho sản phẩm dịch vụ.

Mối đe dọa của sản phẩm thay thế được đánh giá qua sự đa dạng của sản phẩm thay thế và mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Cạnh tranh là tất yếu trong kinh tế thị trường, có cạnh tranh thì mới thúc đẩy phát triển. Cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Riêng trên địa bàn TPHCM, cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời gian gần đây diễn ra rất sơi động và mang tính sống cịn.

Chính vì lý do này, viêc phân tích cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm từ các ngân hàng đang thành công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mang đến một cái nhìn tổng quát trong phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh ngân hàng để có thể đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng nói chung và Agribank Quận 5 nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI

NHÁNH QUẬN 5 (AGRIBANK QUẬN 5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận 5 đến năm 2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)