1.1. KINH TẾ TRI THỨC
1.1.3. Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế tri thức
OECD (2001) đã đưa ra năm yếu tố cơ bản của kinh tế tri thức như sau: Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và cởi mở tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả; Sự phổ biến của ICT; Thúc đẩy sự đổi mới; Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực; Khuyến khích tạo lập doanh nghiệp mới.
Khung phân tích nhằm hướng đến kinh tế tri thức của APEC (2000) bao gồm: Hệ thống đổi mới sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; và Môi trường kinh doanh.
WB (2007) xây dựng khung phân tích bốn trụ cột của kinh tế tri thức như sau:
Trụ cột thứ nhất, thể chế khuyến khích kinh tế và xã hội pháp quyền, bao
gồm các chính sách kinh tế, xã hội tốt, khuyến khích phân phối hiệu quả tài nguyên, khuyến khích sự đổi mới và thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức.
Trụ cột thứ hai, lực lượng lao động có học vấn được giáo dục và lành nghề,
bao gồm các yếu tố nâng cao năng lực tri thức của nguồn nhân lực, tăng cường tiềm năng tri thức của nền kinh tế thông qua xã hội học tập và việc học tập suốt đời.
Trụ cột thứ ba, hệ thống đổi mới sáng tạo hiệu quả, trong đó, tri thức lỗi thời,
lạc hậu liên tục được thay thế bởi tri thức mới, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế dựa trên sự cải cách, đổi mới của các cá nhân và tổ chức nghiên cứu (trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu, tập đoàn, chuyên gia…).
Trụ cột thứ tư, là hạ tầng thông tin hiện đại và đầy đủ, đáp ứng yêu cầu truyền
thông, phổ biến, xử lý thông tin và tri thức, đảm bảo hoạt động thu nhận, đổi mới, sáng tạo tri thức cũng như đảm bảo cho một xã hội học tập và việc học tập suốt đời.
Đặng Hữu (2004) cho rằng các yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức là: Đổi mới chính sách kinh tế và thể chế; Giáo dục con người có kỹ năng và có tính sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, được giáo dục tốt; Xây dựng hệ thống đổi mới; Ứng dụng và phát triển ICT.
Tổng hợp những phân tích và nghiên cứu trên, để phát triển kinh tế tri thức tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, những yếu tố sau cần được chú ý:
Một là, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do kinh
doanh và đổi mới. Điều này địi hỏi chính sách cởi mở đối với những ý tưởng kinh doanh mới, đảm bảo cho sự phát triển và sử dụng có hiệu quả những tri thức mới một cách rộng rãi. Đồng thời, khuyến khích mở rộng nghiên cứu phát triển tri thức một
cách tổng quát với điều kiện các quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo và thực thi. Cần thiết phải có một mơi trường thể chế kinh tế với những chính sách thúc đẩy việc hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong các tổ chức, lĩnh vực và các ngành công nghiệp khác nhau.
Kinh tế tri thức địi hỏi mơi trường kinh doanh thu hút được các nhà đầu tư trong tương lai, bao gồm môi trường pháp lý đảm bảo cho sự cạnh tranh công bằng, sự minh bạch trong điều hành của chính phủ, tính chính xác trong các báo cáo của doanh nghiệp, những luật lệ có sự đồng thuận cao, mức lạm phát và lãi suất hợp lý duy trì ở mức thấp.
Hai là, xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo. Sự đổi mới là trung tâm của tổ
chức và việc quản lý vì đổi mới được tạo ra trong các tổ chức có sự trao đổi tri thức. Đổi mới thường là kết quả của những hiểu biết thu nhận từ việc kết hợp tri thức từ các ngành, các hoạt động và các doanh nghiệp khác nhau. Điều này có thể đem lại lợi ích to lớn từ những thỏa thuận tăng cường sự hợp tác và chuyển giao cả từ bên trong tổ chức lẫn giữa các tổ chức với nhau. Trong kinh tế tri thức, cần khuyến khích sự tương tác giữa các tổ chức, các nhà nghiên cứu và kỹ thuật hướng đến những phát minh mới. Chính phủ cần hỗ trợ việc nghiên cứu và phát triển để thúc đẩy mối quan hệ có lợi giữa nhà khoa học và công nhân kỹ thuật trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực.
Tri thức và công nghệ cần được phổ biến và chuyển giao dễ dàng giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các trung tâm nghiên cứu công cộng và các doanh nghiệp, vượt qua ranh giới và khoảng cách, cả trong và ngoài những tổ chức này. Sự phổ biến cơng nghệ địi hỏi tri thức phải được hấp thụ hoặc đồng hóa bởi người thu nhận hơn chỉ đơn giản là sự phổ biến của thông tin. Những thông tin về công nghệ (đạt được từ việc tài trợ của chính phủ cho R&D, từ thơng tin tổng quát từ nhiều nguồn như danh mục bằng sáng chế, các hội chợ thương mại hoặc phần tóm tắt của các tạp chí khoa học) cần phải sẵn có và dễ tiếp cận, tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Để tri thức và thông tin được phổ biến và chuyển giao một cách hiệu quả, cần có một
hệ thống các doanh nghiệp, tổ chức trong đó việc chủ động sử dụng thông tin trở thành văn hóa, thường xuyên được hỗ trợ bởi các tổ chức trung gian khác nhằm sắp xếp và chuyển giao đúng loại thông tin phù hợp đến tay người nhận. Mơ hình đổi mới chuyển từ mơ hình tuyến tính, tuần tự sang mơ hình mạng, đan xen.
Ba là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp và có trình độ
tay nghề cao. Ở cấp độ một quốc gia, nguồn nhân lực có kỹ năng phù hợp nhằm nắm bắt và sử dụng tri thức mới là điều kiện để tri thức được chuyển hóa hồn tồn. Điều này địi hỏi phải có một tỷ lệ nhất định nguồn nhân lực tham gia vào việc tạo ra tri thức làm việc trong các lĩnh vực tương tự hoặc có liên quan để giữ cho kỹ năng và tri thức ln mới và phù hợp. Ngồi ra, điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội, nền tảng giáo dục khác nhau giữa các quốc gia, hoặc giữa các vùng miền trong cùng một quốc gia đòi hỏi nguồn nhân lực phải có khơng chỉ những kiến thức chung mà còn cần những kiến thức riêng phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương.
Các kiến thức cơ bản cần được duy trì ở một mức độ bao qt và khơng đơn giản là những thông tin về khoa học và cơng nghệ. Văn hóa coi trọng tất cả mọi loại hình tri thức là văn hóa thể hiện sự tơn trọng đối với người học ở mọi cấp độ. Tất cả các bộ phận quan trọng của cơ sở tri thức (khả năng biểu đạt, lịch sử, triết học,…) phải giúp con người nhận thức được bản thân, đồng thời phát triển tư duy phân tích, là điều kiện quan trọng cần thiết để thúc đẩy xã hội phát triển.
Bên cạnh chương trình giáo dục tiểu học, việc tiếp cận sớm với máy tính và kỹ năng làm việc nhóm giúp con người dễ dàng tiếp cận và khai thác công nghệ thông tin trong xã hội hiện đại. Việc học tập suốt đời là cần thiết để đảm bảo kiến thức và kỹ năng không bị sai lệch trong một môi trường năng động, ln đổi mới, trong đó tri thức hiện tại nhanh chóng trở nên lỗi thời và bị thay thế bởi tri thức mới liên tục phát sinh. Trọng tâm của giáo dục cơ bản là giáo dục những kiến thức, kỹ năng để có thể ứng dụng rộng rãi, còn việc đào tạo nghề nghiệp sẽ do nhu cầu phát triển của ngành, lĩnh vực chuyên môn quyết định.
Công nhân tri thức (người lao động làm việc trong lĩnh vực thông tin) cần chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực được giáo dục và đạo tạo ở trình độ trên trung học, đặc biệt là nguồn nhân lực tiếp tục học tập ở các trình độ cao hơn.
Sự đầu tư quốc gia cho tri thức là điều kiện tiên quyết của kinh tế tri thức. Trong ngắn hạn, sự đầu tư này bao gồm phổ cập giáo dục, đầu tư cho đào tạo ở trình độ trên trung học và cơ chế học tập suốt đời. Trong dài hạn, đó là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, hay nói cách khác là đầu tư cho vốn trí tuệ. Trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo cho sự đầu tư này được thực hiện một cách có hiệu quả. Vì vậy, giáo dục và đào tạo cần phải linh hoạt, khơng bị hạn chế (bởi chính quy hay khơng chính quy, bởi giới tính, bởi thu nhập hay bởi các yếu tố khác).
Bốn là, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông. Xu
hướng phát triển kinh tế tri thức được thúc đẩy bởi sự phổ biến của công nghệ thông tin truyền thông hiện đại với dung lượng cao. Trong nền kinh tế tri thức, ICT là một loại công nghệ tạo khả năng (enabling technology) – loại cơng nghệ mà tự nó hoặc khi kết hợp với những công nghệ liên quan sẽ cung cấp phương tiện để tạo ra bước nhảy vọt rất lớn trong hiệu suất và khả năng của người sử dụng (www.businessdictionary.com). Ví dụ: thương mại điện tử, sàn giao dịch qua mạng, chợ ảo, hội nghị trực tuyến…
Hệ thống thơng tin tiên tiến làm giảm chi phí của thơng tin, tạo điều kiện tiếp cận với nguồn thông tin rộng rãi và thúc đẩy sự lan tỏa các ý tưởng. Kinh tế tri thức cần có một mạng lưới thơng tin liên lạc tiên tiến cùng với một chính sách và khn khổ pháp lý hỗ trợ cho sự phát triển và sử dụng các thiết bị phần cứng cũng như các ứng dụng. Sự xuất hiện của các trung tâm thơng tin số hóa trong kinh tế tri thức địi hỏi cơ sở hạ tầng viễn thơng khơng những chỉ đáp ứng các loại hình truyền thơng băng thông thấp (như hộp thư thoại và thư điện tử) mà cịn cả các loại hình truyền thơng băng thơng cao (như video trực tuyến, các dịch vụ giáo dục và sức khỏe từ xa…).
Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông đáp ứng kinh tế tri thức là cần thiết, tuy nhiên chi phí cho việc đầu tư này là rất lớn. Chính phủ cần có trách nhiệm đảm bảo cho việc đầu tư này và đảm bảo người dân có cơ hội tiếp cận tồn bộ cơ sở hạ tầng thơng tin và truyền thơng với chi phí hợp lý. Bên cạnh đầu tư của chính phủ, cần mở rộng ngành viễn thông đến khu vực tư nhân nhằm tạo sự cạnh tranh trong đầu tư, xây dựng và khai thác, từ đó giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả, chất lượng dịch vụ.