Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 47 - 48)

Từ khi giành được độc lập vào năm 1965, Singapore đã phát triển trở thành một nền kinh tế lớn và là trung tâm tài chính xếp hạng thứ ba ở Châu Á.

Lãnh đạo của Singapore tin tưởng vào việc “đầu tư mạnh vào việc nâng cấp các kỹ năng của lực lượng lao động vì trên một hịn đảo thơng minh, một đơi bàn tay phải là một đôi bàn tay suy nghĩ”. Đối mặt với những thách thức của một lực lượng lao động già hóa, với những người lao động lớn tuổi có kỹ năng thấp, khơng phù hợp nghiêm trọng về kỹ năng, và việc ít mong muốn vào các trường dạy nghề một cách phổ biến, Singapore đã thực hiện một số bước để tăng cường chất lượng của lực lượng lao động.

Sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp ICT và các trường học đã cho phép việc sử dụng đường truyền băng thông rộng để nâng cao kinh nghiệm dạy và học cho giáo viên và học sinh. Tất cả các trường cơng lập ở Singapore đều có quyền truy cập băng thông rộng. Đối với giáo dục đại học, luôn sẵn có một loạt các tổ chức học tập ảo từ xa (như Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore), Trường Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University) và Trường Đại học Quản lý Singapore (Singapore Management University)).

Một nỗ lực khuyến khích trọng yếu của chính phủ, nhằm hướng tới phát trển năng lực, đặc biệt là những kỹ năng mới, quan trọng và chun mơn, là phát triển “Chương trình Nguồn lực công nghệ thông tin liên lạc quan trọng” (Critical Infocomm Technology Resource Programme), đã nâng cấp kỹ năng cho 3.900 chuyên gia ICT trong những lĩnh vực công nghệ mới như công nghệ sinh học, Linux (một hệ điều hành mã nguồn mở) và XML (eXtensible Markup Language, một dạng ngơn ngữ lập trình cơ bản). Chính phủ cũng có “Đề án Huấn luyện và kết nối thơng tin liên

lạc” (Infocomm Training and Attachment Scheme), cung cấp việc đào tạo về những công nghệ mới nhất với những tổ chức được lựa chọn trong ngành công nghiệp ICT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2015 2025 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)