Malaysia tự định hướng trở thành một nước cơng nghiệp hóa hồn tồn với một nền kinh tế tri thức và chính phủ Malaysia đã tích cực triển khai các chương trình và chính sách để thực hiện điều này.
Những cải tiến trong tuyển sinh ở bậc đại học (khoảng 25%) đã được thực hiện sau việc phân bổ ngân sách một cách đáng kể cho giáo dục của chính phủ. Tuy nhiên, tuyển sinh nghiêng về nghệ thuật hơn là khoa học, kết quả là số lượng công nhân tri thức, nhà khoa học và người lao động lành nghề chỉ ở mức trung bình trong lực lượng lao động. Khả năng học tập và kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia cũng được ghi nhận là không đầy đủ.
Để giải quyết các vấn đề này, chính phủ Malaysia hiện đang tập trung vào ba chiến lược chính trong giáo dục. Đầu tiên là việc thúc đẩy học tập suốt đời, trong đó bao gồm: đào tạo và huấn luyện kỹ năng lại cho người lao động; cung cấp các chương trình đào tạo từ xa và học tập ảo; phối hợp với khu vực tư nhân trong cung cấp các biện pháp khuyến khích nâng cao kỹ năng. Thứ hai là việc tái định hướng hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm ưu tiên cho các ngành khoa học và khuyến khích những liên hệ ràng buộc giữa các trường đại học với ngành công nghiệp. Cuối cùng là việc thu hút nhân tài tồn cầu thơng qua một chương trình thu hút tri thức.
miễn giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu xe ô tô, miễn trừ thuế bán hàng cho những nhà khoa học quay về nước trong các lĩnh vực ICT, khoa học và công nghệ, công nghiệp, tài chính, kế tốn, nghệ thuật, y học và chăm sóc sức khỏe.